Gửi câu hỏi
Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế - Bảo hiểm thất nghiệp

Hỏi: Trường hợp nào không phải nộp tiền lãi chậm đóng BHXH?

Trần Thị Hiền - 14:13 30/01/2020

Chi tiết câu hỏi

Ngày 23/7/2019 đơn vị tôi báo tăng lao động, BHXH quận báo lỗi qua hộp thư điện tử, sau đó đơn vị được BHXH quận hướng dẫn để sang tháng 8/2019 báo tăng lại 2 tháng (từ tháng 7), nhưng đơn vị vẫn trích nộp đầy đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng. Tương tự như vậy, tháng 8/2019 đơn vị báo tăng lao động nhưng vẫn không thành công và phải báo lại sang tháng 9/2019. Vậy, đơn vị của tôi có bị tính tiền lãi chậm đóng BHXH do báo chậm trên Cổng hồ sơ điện tử của BHXH không?

Trả lời

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 138 Luật BHXH năm 2006, Khoản 3 Điều 122 Luật BHXHnăm 2014, Khoản 3 Điều 49 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số 01/VNHN-VPQH ngày 10/7/2014, đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi tính trên số tiền và thời gian chậm đóng.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN thì số tiền truy đóng bao gồm số tiền phải đóng BHXH, BHTN và tiền lãi tính trên số tiền và thời gian truy đóng BHXH, BHTN.

Đối chiếu quy định nêu trên, trường hợp đơn vị đã thực hiện trích, đóng vào quỹ BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, nhưng chậm lập hồ sơ điều chỉnh số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN thì không phải nộp tiền lãi chậm đóng.

Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top