Gửi câu hỏi
Giao thông - Xây dựng - Tài nguyên - Môi trường

Hỏi: Về việc cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế

Trịnh Tuấn Đông - 16:31 05/11/2014

Chi tiết câu hỏi

Tôi muốn hỏi một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình như sau: Khoản 1 Điều 50 Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định: “Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 48 Nghị định này”, tuy nhiên, trong thực tế thì công chức không được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế. Vậy, khi cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng thực hiện thẩm tra thiết kế mà chuyên viên không có chứng chỉ thiết kế (nghĩa là điều kiện năng lực không tương ứng với điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế) thì có vi phạm quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP không?

Trả lời

Bộ Xây dựng trả lời về vấn đề này như sau:

Cán bộ, công chức hoạt động, thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức, năng lực của cán bộ công chức không quy định ở Luật Xây dựng và Nghị định 12/2009/NĐ-CP. Cán bộ, công chức cũng không được hành nghề có liên quan đến phạm vi, nội dung công việc đang quản lý. Do vậy, cán bộ, công chức không được cấp chứng chỉ hành nghề và không có quy định cán bộ, công chức khi thẩm tra thiết kế phải có chứng chỉ hành nghề.

Ngoài ra, nếu quan niệm người có chứng chỉ hành nghề thì mới là người có đủ năng lực là chưa đầy đủ. Cán bộ, công chức quản lý ở cơ quan chuyên môn về xây dựng về nguyên tắc thì bắt buộc phải có đủ năng lực chuyên môn, hoặc phải quản lý thông qua việc giao việc cho tổ chức tư vấn có đủ năng lực và phải kiểm soát quá trình, kết quả thẩm tra.

Cơ quan quản lý được phép chỉ định và tổ chức phối hợp thực hiện

Cũng theo phản ánh của ông Đông, Khoản 3 Điều 21 Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 6/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng quy định: “Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng nêu tại Khoản 2 Điều này không đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế thì cơ quan này được thuê hoặc chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thực hiện thẩm tra thiết kế”.

Vậy, để xác định cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng không đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế thì căn cứ vào các quy định nào? Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng không đủ chuyên viên để thực hiện hoặc điều kiện vật chất (phòng làm việc, thiết bị...) không đáp ứng thì có thể coi là không đủ điều kiện không? Quy trình thực hiện công tác lựa chọn tổ chức thẩm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện theo Luật Đấu thầu hay theo quy định nào?

Cục Quản lý hoạt động xây dựng trả lời như sau:

Điều kiện để thực hiện công việc thẩm tra thiết kế bao gồm: nhân lực, thời gian, trình độ khoa học công nghệ, chuyên môn hẹp, lĩnh vực đặc thù... cần phải có sự tham gia của xã hội (xã hội hoá), nhưng bắt buộc phải có sự quản lý của Nhà nước.

Cơ quan quản lý Nhà nước là đơn vị phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn sinh mạng, môi trường, tiết kiệm chi phí, chống thất thoát... Do vậy nếu Nhà nước không đủ điều kiện thực hiện được toàn bộ, từng phần... thì được phép chỉ định tổ chức phối hợp thực hiện, tuy nhiên cơ quan quản lý Nhà nước vẫn phải quản lý được công việc và kết quả thực hiện.

Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã giao trách nhiệm thẩm tra là của cơ quan chuyên môn của Nhà nước về xây dựng, vì vậy thực hiện chỉ định tổ chức thẩm tra là đúng pháp luật, tổ chức đấu thầu là sai quy định.

Đối với công trình sửa chữa, cải tạo

Ông Đông cũng thắc mắc, theo khoản 2 Điều 6 Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình: “Đối với công trình sửa chữa, cải tạo nếu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và có các nội dung thay đổi nêu tại Khoản 1 Điều này thì phải thực hiện thẩm tra, thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Thông tư này”.

Nhưng Mục IV, Phân cấp công trình giao thông trong Phụ lục 1 Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng lại không có quy định về phân cấp công trình sửa chữa, cải tạo. Vậy khi có các công trình sửa chữa vừa hoặc sửa chữa lớn thuộc loại công trình giao thông thì căn cứ tiêu chí nào để xác định công trình nào phải gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải để thẩm tra và ngược lại?

Cục Quản lý hoạt động xây dựng trả lời như sau: 

Cấp công trình sửa chữa được quy định đối với công trình hiện hữu là đối tượng được khảo sát, thiết kế sửa chữa.

Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top