Gửi câu hỏi

Danh sách câu hỏi thuộc lĩnh vực:

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Đinh Quang Bình
Đinh Quang Bình - 14:05 14/07/2025

Hồ bơi trong khách sạn có cần giấy chứng nhận kinh doanh?

Tôi xin hỏi, hồ bơi trong khách sạn, nếu không kinh doanh hoạt động bơi lội (chỉ phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách) thì có cần giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hoạt động bơi lội không?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Ngô Bảo Tài
Ngô Bảo Tài - 09:37 14/07/2025

Bổ sung ngành nghề có phải điều chỉnh chứng nhận đăng ký đầu tư?

Công ty tôi được UBND tỉnh cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án “Chế biến thức ăn gia súc, mục tiêu là 8.000 tấn sản phẩm/năm”. Hiện nay, công ty có kho bãi không sử dụng hết, có nhu cầu cho thuê và đã bổ sung ngành nghề này vào Giấy phép đăng ký kinh doanh từ năm 2021. Theo tôi, căn cứ Điều 40 Luật Đầu tư 2020, nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không có bất kỳ nội dung nào về ngành nghề đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, khi cho thuê kho bãi, mục tiêu chính của dự án là "chế biến thức ăn gia súc" vẫn không thay đổi. Mặt khác, tại khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020, công ty cũng không thuộc các trường hợp phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Tôi xin hỏi, vậy công ty tôi có cần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay không? Nếu cần, công ty sẽ điều chỉnh nội dung nào?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Hoàng Tân
Hoàng Tân - 08:05 13/07/2025

Trường hợp nào được giảm khoảng cách an toàn công trình dầu khí?

Tôi xin hỏi, việc giảm khoảng cách an toàn từ công trình dầu khí tới các đối tượng tiếp giáp được áp dụng một hay nhiều giải pháp kỹ thuật an toàn tăng cường?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nguyễn Thị Vương Ngọc
Nguyễn Thị Vương Ngọc - 11:05 12/07/2025

Lưu trữ bình gas lạnh cần tuân thủ quy định nào?

Công ty tôi nhập khẩu, kinh doanh thiết bị điện, điện tử gia dụng như máy điều hòa không khí trung tâm, máy giặt gia dụng, lò vi sóng,... Công ty lưu trữ khoảng 3-5 bình chứa môi chất lạnh (“chất được kiểm soát”, “gas lạnh”, gồm: R600A, R32, R22, R134, R410A) tại kho để phục vụ việc sửa chữa, bảo hành cho khách hàng. Trong số các môi chất lạnh nêu trên, (chỉ) có R-22 nằm trong Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, được quy định tại Phụ lục II Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất. Đối với việc lưu trữ môi chất lạnh, công ty tuân thủ QCVN 76:2023/BTNMT về thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát, được ban hành kèm Thông tư số 20/2023/TT-BTNMT. Hằng năm, công ty đều thực hiện việc báo cáo tình hình sử dụng chất được kiểm soát đến Bộ chuyên ngành. Xin hỏi, công ty tôi có phải áp dụng sửa đổi 1:2024 QCVN 05A:2020/BCT cho việc lưu trữ khối lượng ít môi chất lạnh phục vụ hoạt động bảo hành, sửa chữa sản phẩm điện, điện tử hay không?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nguyễn Đăng Duy
Nguyễn Đăng Duy - 15:05 11/07/2025

Mua hàng từ sàn thương mại điện tử nước ngoài, khai báo mã HS thế nào?

Tôi hay mua hàng trên trang thương mại điện tử của nước ngoài, chủ yếu là sản phẩm văn hóa như đĩa nhạc, sách ảnh (đều bảo đảm quy định kiểm tra văn hóa). Mục đích sử dụng cho cá nhân, không kinh doanh. Tuy nhiên, trong những đơn hàng gần đây, việc nhập khẩu trở nên khó khăn do yêu cầu phải cung cấp mã HS. Tôi đã truy cập trang VNTR để tìm mã HS, nhưng không thể tìm ra do không có nghiệp vụ, cũng không phải doanh nghiệp, thương nhân. Tôi xin hỏi, theo quy định hiện hành, việc cá nhân mua các sản phẩm nước ngoài theo con đường chính ngạch, hợp pháp thì phải xử lý nội dung cung cấp mã HS như thế nào?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nguyễn Văn Hoàng Tín
Nguyễn Văn Hoàng Tín - 09:28 11/07/2025

Căn cứ nào để xác định dự án chậm tiến độ?

Công ty tôi đang triển khai dự án khách sạn du lịch. Dự án đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn đến năm 2060. Tuy nhiên, tiến độ dự án đã phải điều chỉnh hai lần: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu (năm 2018): Hoàn thành vào tháng 9/2021. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh lần 2 (năm 2021): Hoàn thành vào tháng 9/2023. Tháng 10/2024, dự án mới xây xong phần móng và đang thi công phần thân. Công ty đang làm thủ tục xin gia hạn tiến độ và gặp phải vướng mắc do cách tính thời gian chậm tiến độ khác nhau giữa các cơ quan: Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, dự án chỉ chậm 13 tháng (tính từ mốc hoàn thành tháng 9/2023 theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gần nhất). Do độ trễ này chưa quá 24 tháng nên dự án không thuộc trường hợp phải làm thủ tục gia hạn sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024. Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, dự án đã chậm 37 tháng (tính từ mốc hoàn thành tháng 9/2021 theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu). Do độ trễ này đã quá 24 tháng nên dự án thuộc trường hợp phải làm thủ tục gia hạn sử dụng đất. Tôi xin hỏi, ý kiến nào là phù hợp? Tại Luật Đất đai năm 2024 có ghi: "Chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư" nên được hiểu là so với tiến độ được duyệt lần đầu hay lần điều chỉnh gần nhất?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nguyễn Thảo Nguyên
Nguyễn Thảo Nguyên - 10:05 10/07/2025

Có phải tổ chức đấu thầu các dịch vụ thuê lại?

Một đơn vị sự nghiệp công lập kí kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo đơn đặt hàng từ tổ chức, cá nhân bên ngoài. Để thực hiện hợp đồng, đơn vị cần thuê lại các dịch vụ hỗ trợ như hội trường, in ấn ấn phẩm... Chi phí cho các dịch vụ thuê lại từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị (không sử dụng ngân sách nhà nước). Tuy nhiên, do thời gian từ khi kí hợp đồng đến khi triển khai thực hiện rất ngắn, nên việc tổ chức đấu thầu gặp nhiều khó khăn. Tôi xin hỏi, đơn vị có bắt buộc phải tổ chức đấu thầu đối với các dịch vụ thuê lại này không? Có được phép áp dụng quy định tại điểm d khoản 7 Điều 3 Luật Đấu thầu năm 2023 (đã được sửa đổi, bổ sung) để tự lựa chọn nhà thầu?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Phạm Thu Thảo
Phạm Thu Thảo - 08:05 09/07/2025

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài

Công ty tôi là nhà đầu tư trong nước, đang sở hữu 0,2% vốn tại một công ty dự án điện gió. Phần vốn còn lại (99,8%) thuộc sở hữu của một nhà đầu tư nước ngoài. Công ty có nhu cầu chuyển nhượng 100% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài (đang là thành viên hiện hữu) tại công ty dự án. Xin hỏi, sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng, công ty dự án sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ thì thủ tục này có thể thực hiện được không? Căn cứ pháp lý, các bước thực hiện, thời gian thực hiện và lưu ý gì đối với hai thủ tục trên?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nam Thắng
Nam Thắng - 08:05 08/07/2025

Gói thầu nào áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế?

Tôi xin hỏi, có được áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế cho dự án sử dụng vốn của tổ chức, cá nhân trong nước tài trợ hay không?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Trần Thị Thu Hằng
Trần Thị Thu Hằng - 14:05 07/07/2025

Hướng dẫn áp dụng hạn mức chỉ định thầu

Tôi xin hỏi, theo quy định tại Luật số 57/2024/QH15, hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm không hình thành dự án là 50-300 triệu đồng hay 100-300 triệu đồng?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nguyễn Minh Thức
Nguyễn Minh Thức - 07:05 05/07/2025

Tăng cường quản lý xuất xứ thể hiện trên nhãn hàng hóa

Hiện nay, nhiều sản phẩm được quảng cáo là "hàng Việt", "sản xuất tại Việt Nam", nhưng thực tế phần lớn linh kiện, nguyên liệu lại được nhập khẩu. Việc không minh bạch tỉ lệ nội địa hóa khiến người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn, đồng thời làm giảm động lực phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước. Do vậy, tôi đề nghị cơ quan chức năng xem xét ban hành quy định bắt buộc các doanh nghiệp ghi rõ tỷ lệ nội địa hóa trên nhãn hàng hóa, đặc biệt là với các sản phẩm công nghiệp, ô tô, điện tử, thực phẩm chế biến...; xây dựng quy chuẩn về cách tính và thể hiện % nội địa hóa trên nhãn hàng hóa; phân loại rõ các ngưỡng như: "Sản phẩm 100% nội địa", "Tỉ lệ nội địa hóa trên 70%", "Tỉ lệ nội địa hóa dưới 30%"...; có biện pháp hậu kiểm để tránh việc ghi nhãn sai lệch, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng; xây dựng cổng thông tin quốc gia công khai tỉ lệ nội địa hóa để người dân tra cứu; có thể xem xét giảm thuế GTGT theo % nội địa hóa. Việc này không chỉ nâng cao tính minh bạch, mà còn là công cụ giúp người tiêu dùng ủng hộ sản phẩm Việt chất lượng, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, bắt đầu từ trường học nhằm hình thành nhận thức từ thế hệ trẻ. Đồng thời, có sự sáng tạo trong cách làm, tránh lối tuyên truyền máy móc như trước đây.
Xem chi tiết
Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top