Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 21/2019/TT-BYT ngày 21/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về hoạt động y học gia đình quy định, bác sĩ y học dự phòng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước và sau ngày Thông tư này có hiệu lực, có giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 3 tháng được tham gia khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình tại trạm y tế xã, phường, thị trấn (tuyến 4).
Qua trao đổi thông tin với bà Nga, thì hiện tại bà chỉ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cấp năm 2020 với phạm vi hoạt động chuyên môn là "phát hiện và xử trí các bệnh thông thường; xử trí ban đầu một số trường hợp cấp cứu tại cộng đồng".
Tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định các hành vi bị cấm, trong đó có trường hợp hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.
Ngày 26/12/2023, Bộ Y tế có Công văn số 8193/BYT-BH trả lời BHXH Việt Nam đối với vướng mắc trong giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Theo đó, hướng dẫn trong thời gian chờ có văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, bác sĩ y học dự phòng tạm thời chỉ thực hiện khám bệnh nội khoa, chỉ định và thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật loại 2, 3 và không phân loại tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 35/2019/TT-BYT ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Sau khi có ý kiến trả lời của Bộ Y tế, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 109/BHXH-CSYT ngày 16/1/2024 hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về nội dung này.