Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:
Theo yêu cầu của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo từng hạng chức danh nghề nghiệp.
Tuy nhiên, theo quy định mới tại Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP thì mỗi chuyên ngành có 1 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 6 tuần.
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang sửa chùm Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông công lập.
Theo đó, quy định giáo viên đã có một trong các chứng chỉ chương trình bồi dưỡng của hạng chức danh nghề nghiệp thì được công nhận là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên.