Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Tư pháp trả lời vấn đề này như sau:
Về nguyên tắc thì việc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật, trừ một số trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 8 Nghị định số 78/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 78/2025/NĐ-CP thì "Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản do mình ban hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này".
Trong khi đó, khoản 3 Điều 4 thì quy định "Cơ quan, người có thẩm quyền có thể ban hành nghị quyết hoặc quyết định hành chính để bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trong trường hợp toàn bộ hoặc một phần nội dung văn bản trái pháp luật hoặc trường hợp thay đổi về thẩm quyền do việc sắp xếp, tổ chức bộ máy hoặc trường hợp không còn đối tượng áp dụng".
Chính vì vậy, tại Phụ lục 3, mẫu số 37 Nghị định số 78/2025/NĐ-CP tồn tại mẫu văn bản quy phạm pháp luật được dùng để bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.