Chi tiết câu hỏi
Hiện tại phạm vi hoạt động của bác sỹ y học dự phòng chưa được quy định rõ ràng, cụ thể, gây nhiều khó khăn cho bác sỹ ra trường khi đi làm, ví dụ như công tác tại Trạm y tế xã không thể khám chữa bệnh thông thường, ký đơn thuốc BHYT.... Đề nghị cơ quan chức năng có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn.
Trả lời
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP “Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền”. Như vậy, sau khi tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa I chuyên ngành bác sỹ gia đình ông đủ điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn “Khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bác sỹ gia đình”.
Điều kiện để là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP bổ sung Điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP: Nhân lực: Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở. T
rường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở đăng ký hoạt động.