Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:
Theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT (Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT) quy định đối với giáo viên THPT có "37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học"; Quyết định số 2551/QĐ-BGDĐT ngày 4/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên quy định, "Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần)".
Tuy nhiên thực tế, từ sau khai giảng (ngày 5/9/2021) đến khi kết thúc năm học (trước ngày 31/5/2022) có hơn 38 tuần đã bao gồm 1 tuần nghỉ Tết Nguyên đán nên còn 37 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục (trong đó số đó có 35 tuần thực học, 2 tuần dự phòng).
Vì vậy việc quy định về khung kế hoạch thời gian năm học tại Quyết định số 2551/QĐ-BGDĐT và quy định về thời gian dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT là thống nhất và không mâu thuẫn với nhau.