Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp của bà nếu đóng BHXH liên tục đến hết tháng 7/2023, sinh con vào tháng 1/2024 thì trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (được tính từ tháng 1/2023 đến tháng 12/2023), bà đã đóng đủ 6 tháng BHXH trong khoảng thời gian này, do đó bà đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Tại Khoản 3 Điều 89 Luật BHXH năm 2014 quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc như sau:
Trường hợp tiền lương tháng (tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động của người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định) cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, thông tin bà cung cấp đóng BHXH với mức lương 41.500.000 đồng trong thời gian từ tháng 3/2022 đến hết tháng 7/2023 là không chính xác.
Điều 39 Luật BHXH năm 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Do vậy, mức hưởng chế độ thai sản được tính toán căn cứ vào diễn biến tiền lương đóng BHXH của bà ghi nhận trên sổ BHXH.
BHXH Việt Nam thông tin các quy định về chế độ thai sản và tiền lương đóng BHXH để bà được biết.