Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay là Bộ Tài chính) trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Đấu thầu năm 2023, kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Đối với dự toán mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể được lập trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
Theo hướng dẫn tại Mẫu số 02A Tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
- Hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, trả lãi vay;
- Các công việc do chủ đầu tư tự tiến hành bao gồm lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
- Thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả mời quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu với giá trị tương ứng.
Theo đó, trường hợp kiểm tra công tác nghiệm thu công trình là một phần công việc của dự án thì việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn này (không phải do cơ quan chuyên môn trực tiếp thực hiện theo quy định) cho dự án phải được thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu (phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định). Việc áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu gói thầu này được thực hiện theo quy định tại Chương II Luật Đấu thầu năm 2023.
Liên quan đến quy định của pháp luật về xây dựng, đề nghị ông Thắng liên hệ với Bộ Xây dựng để được hướng dẫn cụ thể.