Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN ngày 26/6/2019 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN quy định:
"1. Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam theo mức vốn góp của nhà đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, … tài liệu khác chứng minh việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật;
… 3. Việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp".
Khoản 3 Điều 11 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN quy định trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép: Xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp "Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam" mà bà Nguyễn Thị Lộc đề cập là doanh nghiệp FDI nên khi thực hiện dự án mới mà không tăng vốn đầu tư vào dự án hiện hữu, doanh nghiệp FDI thực hiện tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Việc góp vốn điều lệ tăng thêm phải thực hiện qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp FDI đó.
Khi thực hiện giao dịch, tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để bảo đảm việc cung ứng dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.