Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Câu hỏi của bà nêu không rõ thời điểm nghỉ việc trong tháng 6 của người lao động. Căn cứ quy định của Luật BHXH năm 2006, Luật BHYT năm 2008 và hướng dẫn của BHXH Việt Nam, người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc, BHYT xin nghỉ việc được người sử dụng lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, việc đóng BHXH bắt buộc, BHYT xảy ra một số tình huống sau:
Trường hợp người lao động xin nghỉ việc trong tháng 6 có số ngày không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT từ tháng đó, nhưng nếu người lao động có ít nhất 1 ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công trong tháng mà đơn vị và người lao động đề nghị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả tháng thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị.
Trường hợp người lao động xin nghỉ việc trong tháng 6 có số ngày không làm việc và không hưởng lương dưới 14 ngày trong tháng thì thực hiện dừng đóng BHXH, BHYT từ tháng sau liền kề.
Bà Thắm có thể đối chiếu với các quy định và hướng dẫn nêu trên để thực hiện báo giảm BHXH bắt buộc, BHYT đối với lao động nghỉ việc.
Thủ tục báo giảm gồm: Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 của BHXH Việt Nam).
Về thủ tục cấp thẻ BHYT: Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam khi người tham gia lập hồ sơ đóng BHXH bắt buộc, BHYT và nộp tiền đóng BHXH, BHYT kịp thời thì cơ quan BHXH phải cấp thẻ BHYT cho người lao động. Do đó, Công ty bà Thắm không cần làm bất kỳ thủ tục nào khác để được cấp thẻ BHYT cho người lao động.
Trường hợp Công ty nợ tiền đóng BHXH, BHYT của người lao động, chưa được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT thì trong thời gian này, khi báo giảm lao động tham gia BHXH, BHYT, Công ty không phải trả thẻ BHYT cho cơ quan BHXH.