Chi tiết câu hỏi
Trả lời
BHXH Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Tại Điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật BHYT quy định khi người tham gia BHYT có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến) sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi hưởng BHYT.
Theo đó, người tham gia BHYT sẽ được cơ quan BHXH cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả để sử dụng khi đi khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến. Để được cấp giấy này, đề nghị ông mang đầy đủ các giấy tờ sau đến cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ để được hướng dẫn thủ tục thực hiện:
- Bản chính các hóa đơn, chứng từ có liên quan (hóa đơn, biên lai thu viện phí và các chứng từ có liên quan);
- Bản chụp các giấy tờ sau (kèm bản chính để đối chiếu): Thẻ BHYT và một trong các loại giấy tờ chứng minh về nhân thân có ảnh hợp lệ (Giấy Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu...); Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám, chữa bệnh đề nghị thanh toán.