Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Công Thương trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2020/NĐ-CP), sản xuất rượu công nghiệp và sản xuất rượu thủ công được xác định như sau:
- Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu trên dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp.
- Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.
Về phân cấp quản lý đối với rượu công nghiệp:
- Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp quy mô từ 3 triệu lít/năm trở lên: Bộ Công Thương là cơ quan cấp giấy phép.
- Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp quy mô dưới 3 triệu lít/năm: Sở Công Thương là cơ quan cấp giấy phép.
Về phân cấp quản lý đối với rượu thủ công:
- Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện là cơ quan cấp giấy phép.
- Sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh: Hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu phải thực hiện kê khai theo mẫu gửi đến UBND cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu theo quy định tại Thông tư số 26/2019/TT-BCT ngày 14/11/2019 của Bộ Công Thương quy định biểu mẫu kê khai của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.
Bộ Công Thương là cơ quan liên tục thực hiện cắt giảm các thủ tục hành chính, trong đó có lĩnh vực kinh doanh rượu. Bộ Công Thương ghi nhận góp ý của ông và tiếp thu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh rượu, trong đó có Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.