Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Nội vụ trả lời vấn đề này như sau:
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội quy định, người đứng đầu ban vận động thành lập hội phải là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
Thể chế hóa các chủ trương của Đảng về hội quần chúng, trong đó có chỉ đạo quy định chặt chẽ việc thành lập tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng, Bộ Nội vụ đã tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; trong đó đề xuất quy định đối với Trưởng ban vận động thành lập hội, như sau:
a) Là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kinh nghiệm, có uy tín, am hiểu trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động và sống thường trú tại Việt Nam;
b) Thông tin trích ngang, gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn; chức vụ, đơn vị công tác (nếu có); địa chỉ thường trú hoặc tạm trú; số điện thoại liên hệ;
c) Sơ yếu lý lịch cá nhân và phiếu lý lịch tư pháp số 1 không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ; nếu là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho tham gia ban vận động thành lập hội bằng văn bản theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ thì không phải nộp phiếu lý lịch tư pháp số 1;
d) Ý kiến đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ đối với cán bộ, công chức, viên chức tham gia ban vận động thành lập hội.
Theo đó, ý kiến phản ánh của bà Nguyễn Thị Thủy đã được Bộ Nội vụ đề xuất đưa vào dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.