Chi tiết câu hỏi
Trả lời
BHXH Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 138 Luật BHXH năm 2006; Khoản 3, Điều 122 Luật BHXH năm 2014; Khoản 28, Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT; đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi tính trên số tiền và thời gian chậm đóng.
Đối với trường hợp điều chỉnh tăng lương, đơn vị đã thực hiện trích nộp BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, kịp thời phần chênh lệch do tăng lương nhưng chậm lập hồ sơ báo điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN do tăng lương, dẫn đến thừa tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng thì không phải nộp tiền lãi chậm đóng.
Trường hợp cơ quan BHXH đã tính lãi thì đề nghị đơn vị phối hợp với cơ quan BHXH điều chỉnh số tiền lãi đã thu.
Căn cứ quy định tại Điều 20 Luật BHXH năm 2006; Điều 23 Luật BHXH năm 2014; Điều 39, Điều 40 quy định quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011; Điều 34, Điều 35 quy định Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, cơ quan BHXH có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị thực hiện đối chiếu tăng, giảm lao động, mức đóng, số tiền phải đóng; trường hợp sau khi kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch thì đơn vị phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết theo đúng quy định.
Đề nghị ông Tâm liên hệ với cơ quan BHXH nơi quản lý thu BHXH, BHXH, BHTN đối với đơn vị của ông để thực hiện theo quy định.