Gửi câu hỏi

Danh sách câu hỏi

Lao động - Tiền lương

Hoàng Thanh Mai
Hoàng Thanh Mai - 09:05 24/10/2018

Công ty có quyền cho nghỉ không hưởng lương hay không?

Tôi hiện đang làm việc tại một công ty tư nhân, có ký kết hợp đồng lao động vô thời hạn. Nay công ty cho tôi nghỉ 20 ngày không hưởng lương mà không có lý do và cũng không có văn bản chính thức. Vậy có phải công ty đã làm sai và tôi có quyền đòi hỏi gì không?
Xem chi tiết

Chính sách với người có công

Trần Mạnh Hưng
Trần Mạnh Hưng - 09:01 24/10/2018

Người được truy tặng Huân chương kháng chiến có được trợ cấp một lần?

Chú của tôi được hưởng trợ cấp hằng tháng dành cho người cao tuổi, chú tôi mất tháng 3/2017 và gia đình được trợ cấp mai táng phí. Năm 2018, chú tôi được truy tặng Huân chương kháng chiến. Vậy, gia đình của chú tôi có được hưởng trợ cấp một lần hay truy lĩnh phần chênh lệch mai táng phí giữa đối tượng bảo trợ xã hội và người có công không?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Võ Anh Phông
Võ Anh Phông - 08:01 24/10/2018

Di dời hệ thống điện có thể chỉ định thầu?

Tôi đang làm công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho một sân vận động, trong đó có hệ thống đường điện 22kV. Cho tôi hỏi, gói thầu di dời hệ thống điện 22kV trị giá 2 tỷ đồng đã được thẩm định và phê duyệt thì được phép chỉ định thầu hay phải đấu thầu rộng rãi?
Xem chi tiết

Giao thông - Xây dựng - Tài nguyên - Môi trường

Phạm Hữu Học
Phạm Hữu Học - 07:55 24/10/2018

Căn cứ xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công

Tôi là kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, có 8 năm kinh nghiệm theo đúng ngành nghề. Căn cứ Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì tôi đủ điều kiện để thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I. Năm 2017, qua cuộc thi trực tuyến của Bộ Xây dựng tổ chức, tôi đã thi sát hạch đúng theo quy định và đạt số điểm sát hạch tối đa là 100/100, nhưng đến nay tôi vẫn chưa được cấp chứng chỉ hành nghề. Đề nghị cơ quan chức năng xem xét và cấp chứng chỉ cho tôi đúng theo quy định.
Xem chi tiết

Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế - Bảo hiểm thất nghiệp

Vân Hương
Vân Hương - 07:38 24/10/2018

Đang chờ xử lý kỷ luật người lao động có được tham gia BHXH?

Tôi xin hỏi, trong thời gian chờ xử lý kỷ luật lao động người lao động có được tham gia BHXH không?
Xem chi tiết

Giao thông - Xây dựng - Tài nguyên - Môi trường

Nguyễn Xuân Hùng
Nguyễn Xuân Hùng - 10:51 23/10/2018

Thẩm quyền duyệt bổ sung thiết bị cho công trình

Trường hợp điều chỉnh dự toán hoặc tổng mức đầu tư của báo cáo kinh tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền của người quyết định đầu tư, sau đó người quyết định đầu tư ủy quyền lại cho chủ đầu tư tự phê duyệt thì trước khi phê duyệt, chủ đầu tư có phải gửi cho cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định lại hay chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn của chủ đầu tư để tự thẩm định? Theo tôi hiểu, sau khi chủ đầu tư đã được nhận ủy quyền của người quyết định đầu tư thì chủ đầu tư có toàn quyền phê duyệt theo nội dung được ủy quyền. Như vậy, kể cả chủ đầu tư có gửi hồ sơ đến cơ quan chuyên môn khác để thẩm định thì chủ đầu tư cũng có quyền bác bỏ các ý kiến của cơ quan chủ trì thẩm định để tự phê duyệt. Xin hỏi, tôi hiểu như vậy có đúng không? Căn cứ quy định tại Khoản 5, Điều 16; Khoản 3, Điều 17 Thông tư số 18/2016/TT-BXD, xét trường hợp chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh báo cáo kinh tế - kỹ thuật như sau: Giữ nguyên thiết kế đã được phê duyệt; giữ nguyên chi phí xây dựng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí quản lý dự án; giảm chi phí dự phòng, chi phí khác và chi phí quản lý dự án; tất cả số tiền giảm đều được bổ sung vào một hạng mục mới của chi phí thiết bị; đối với trường hợp trên thì việc bổ sung một hạng mục chi phí thiết bị làm tăng thời gian thực hiện dự án, dẫn đến phải điều chỉnh báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Tôi xin hỏi, vậy chủ đầu tư chỉ cần trình Phòng Quản lý đô thị thẩm định nội dung điều chỉnh tiến độ và quy mô dự án (bổ sung một hạng mục mua sắm vào chi phí thiết bị), phần dự toán và thiết kế thì chủ đầu tư tự thẩm định, phê duyệt có đúng không?

Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Bùi Thị Vân
Bùi Thị Vân - 09:37 23/10/2018

Làm việc tại đơn vị sự nghiệp có cần chứng chỉ đấu thầu?

Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 5/5/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu, theo đó có 2 loại chứng chỉ là: Chứng chỉ đấu thầu cơ bản; Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu. Khoản 7, Điều 35 Thông tư 03/2016/TT-BKHĐT quy định, từ ngày 1/1/2018, cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả mời sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp, đơn vị mua sắm tập trung phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu. Tôi xin hỏi, đơn vị tôi là đơn vị sự nghiệp có thực hiện các gói thầu mua sắm, dịch vụ phục vụ hoạt động của đơn vị, các cá nhân thuộc đơn vị tôi tham gia vào hoạt động đấu thầu có cần phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu hay không?

Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Trần Thanh Bằng
Trần Thanh Bằng - 07:58 23/10/2018

Căn cứ xác định vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Đề nghị cơ quan chức năng giải đáp vấn đề sau: Khoản 44, Điều 4 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 quy định “44. Vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách Nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất”. Trường hợp A là tập đoàn kinh tế Nhà nước (100% vốn Nhà nước) có sở hữu 90% cổ phần của công ty B (B là công ty cổ phần). Công ty B sở hữu 51% số cổ phần của công ty C. Khi công ty C thực hiện đầu tư (vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp, không vay thương mại) thì nguồn vốn này không phải vốn Nhà nước. Cho tôi hỏi, tôi hiểu như vậy có đúng không?

Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Khúc Thị Phương Giang
Khúc Thị Phương Giang - 15:17 22/10/2018

Điều kiện tham dự gói thầu hỗn hợp

Công ty A trước kia làm nhà thầu phụ của nhà thầu thực hiện gói thầu thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) của dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện X. Vậy công ty A liên danh với công ty B tham dự gói thầu hỗn hợp của dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện X thì có vi phạm về bảo đảm cạnh tranh không?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Vũ Văn Minh
Vũ Văn Minh - 07:56 22/10/2018

Kinh phí được giao khoán có phải đấu thầu?

Đơn vị tôi đang thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ bao gồm kinh phí được khoán và không được giao khoán. Tôi được biết, kinh phí không được giao khoán phải thực hiện đấu thầu theo Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. Vậy, xin hỏi, vậy việc mua sắm bằng kinh phí được giao khoán có cần thực hiện đấu thầu không và được quy định tại văn bản nào?
Xem chi tiết

Giao thông - Xây dựng - Tài nguyên - Môi trường

Nguyễn Xuân Hùng
Nguyễn Xuân Hùng - 07:54 22/10/2018

Thế nào là điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí?

Khoản 3, Điều 7 Nghị định 32/2015/NĐ-CP quy định: “3. Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí gồm cả chi phí dự phòng nhưng không làm thay đổi giá trị tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh của mình”. Khoản 4, Điều 11 Nghị định 32/2015/NĐ-CP quy định: “4. Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã được phê duyệt bao gồm cả chi phí dự phòng thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh”. Tuy nhiên hiện tooi chưa thấy có định nghĩa thế nào là "điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí". Có nhiều ý kiến cho rằng điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nghĩa là chuyển giá trị chi phí từ chi phí nọ sang chi phí kia (ví dụ: Chuyển từ chi phí dự phòng sang chi phí thiết bị, chi phí xây dựng,...).

Bên cạnh đó, cũng có nhiều quan điểm cho rằng điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nghĩa là chuyển giá trị chi phí từ chi phí nọ sang chi phí kia nhưng không làm phát sinh thêm hạng mục trong từng loại chi phí, nếu phát sinh thêm các hạng mục tại một trong số các chi phí thì không gọi là điều chỉnh cơ cấu (ví dụ: Trước khi điều chỉnh thì chi phí thiết bị chỉ gồm một hạng mục là thiết bị chữa cháy, nhưng sau khi điều chỉnh lấy từ chi phí dự phòng sang thì chi phí thiết bị được bổ sung thêm một hạng mục nữa là thiết bị phòng họp gồm bàn, ghế và máy chiếu - như vậy không được coi là điều chỉnh cơ cấu). Tôi xin hỏi, các cách hiểu như trên có đúng không? Đề nghị cơ quan chức năng làm rõ định nghĩa về "điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí".

Xem chi tiết
Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top