Hỏi: Giáo viên chuyển cấp dạy học, xếp lương thế nào?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:
Thời điểm tháng 11/2020, việc xếp lương đối với trường hợp người có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH trước ngày tuyển dụng, tiếp nhận vào làm viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Trường hợp người được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm viên chức theo quy định tại Nghị định này, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH trước ngày tuyển dụng, tiếp nhận vào làm viên chức (nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn) ở trình độ đào tạo tương ứng với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận được tính để làm căn cứ xếp lương theo chức danh nghề nghiệp phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận".
Đồng thời, theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên THCS, THPT là: "Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm".
Như vậy, vị trí việc làm mà bà Nguyễn Thu Hiền đã công tác trước đây có yêu cầu về trình độ đào tạo tương ứng với vị trí việc làm cô giáo được tuyển dụng. Do đó, nếu bà vẫn được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm, thì thời gian đóng BHXH bắt buộc và chưa nhận trợ cấp BHXH một lần là 6 năm 2 tháng như bà đã nêu được tính để làm căn cứ xếp lương theo chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS.
Tuy nhiên, cần lưu ý, Khoản 12 Điều 5 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 2/2/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập quy định: "Kể từ ngày 03 tháng 11 năm 2015 đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, trường hợp giáo viên mầm non, phổ thông được bổ nhiệm vào hạng cao hơn sau khi hết thời gian tập sự hoặc sau khi đạt trình độ đào tạo cao hơn trình độ quy định nhưng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn khác cũng như chưa trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng do cấp có thẩm quyền tổ chức thì phải thực hiện bổ nhiệm lại vào đúng hạng theo quy định (bao gồm cả trường hợp tuyển dụng trước ngày 03 tháng 11 năm 2015 và hoàn thành thời gian tập sự theo quy định sau ngày 03 tháng 11 năm 2015)". Nên việc bà Hiền được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2 ngay sau khi tuyển dụng cần phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Do đó, đối với trường hợp cụ thể của bà Hiền, đề nghị bà cung cấp các minh chứng có liên quan đến quá trình công tác trước đây tại trường THPT và liên hệ trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS tại địa phương để được hướng dẫn chi tiết.
Câu hỏi xem nhiều nhất
Khám tổng quát có được thanh toán BHYT?
Điều kiện xét chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức y tế
Hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm
Cách đánh giá, xếp loại viên chức vi phạm chính sách dân số
Có bắt buộc chọn giá thấp nhất theo công bố giá vật liệu xây dựng?
Đóng BHXH theo chế độ tiền lương khác nhau, tính lương hưu thế nào?
Tìm kiếm