Hỏi: Thủ tục lập hồ sơ công nhận liệt sĩ
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Sau khi nghiên cứu đơn, kiểm tra danh sách quản lý hồ sơ liệt sĩ tỉnh Nam Định lưu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định, danh sách quản lý liệt sĩ do Cục Người có công, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển về tỉnh Nam Định để khai thác thông tin liệt sĩ, Bằng Tổ quốc ghi công; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định thấy không có thông tin về ông Phạm Văn Liễu, nguyên quán xã Xuân Thủy, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định; sinh năm 1930, nhập ngũ năm 1950, hy sinh năm 1953 được cơ quan có thẩm quyền công nhận là liệt sĩ, cấp Bằng Tổ quốc ghi công.
Theo đơn ông Khiêm trình bày, ông Phạm Văn Liễu đi bộ đội (là quân nhân), nhập ngũ năm 1950, hy sinh năm 1953… được ghi trong lịch sử Đảng bộ xã Xuân Thủy là “liệt sĩ” chống Pháp.
Do ông Phạm Văn Liễu trước đây tham gia lực lượng quân đội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Vì vậy, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định đề nghị ông liên hệ với đơn vị quân đội nơi trước đây ông Phạm Văn Liễu tham gia công tác, hoặc Ban chỉ huy quân sự huyện Xuân Trường, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nam Định để được hướng dẫn lập thủ tục hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ, cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với ông Phạm Văn Liễu theo Khoản 11, Điều 7 Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 7/11/2013 của Bộ Quốc phòng.
Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tiếp nhận, giải quyết các quyền lợi chính sách đối với thân nhân, gia đình liệt sĩ sau khi các cơ quan có thẩm quyền công nhận, bàn giao hồ sơ liệt sĩ.

Câu hỏi xem nhiều nhất
Chế độ với công chức xã nghỉ tinh giản biên chế
Nghỉ hưu đúng tuổi có được áp dụng Nghị định 178?
Có được lương hưu ngay sau khi nghỉ theo Nghị định 178?
Còn trên 10 năm công tác có đủ điều kiện nghỉ hưu sớm?
Cách tính thời gian đóng BHXH bắt buộc để nghỉ hưu trước tuổi
Tài sản gắn liền với đất gồm những gì?
Tìm kiếm