Hỏi: Căn cứ đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư: "Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm: Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);".
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Quy hoạch, quy hoạch tỉnh là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
Theo quy định của Luật Xây dựng (văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH ngày 15/7/2020), quy hoạch nông thôn gồm: Quy hoạch chung xây dựng được lập cho toàn bộ ranh giới hành chính của xã và quy hoạch chi tiết xây dựng được lập cho điểm dân cư nông thôn.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Luật Quy hoạch, quy hoạch nông thôn phải phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội thì quy hoạch nông thôn được phép lập đồng thời với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; trường hợp có nội dung mâu thuẫn thì quy hoạch nông thôn phải điều chỉnh theo quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Như vậy, nội dung quy hoạch tỉnh đã bao gồm nội dung về quy hoạch nông thôn. Trường hợp dự án đầu tư năm ngoài quy hoạch đô thị mà phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh nhưng không có trong quy hoạch chung xây dựng xã thì phải điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã bảo đảm phù hợp với quy hoạch cấp cao hơn.
Về thời kỳ quy hoạch, đề nghị nghiên cứu thực hiện theo quy định chuyển tiếp nêu tại Khoản 7 Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP và Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội.
Các trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án
Căn cứ Khoản 4 Điều 57 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, trường hợp nhà đầu tư không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
Theo đó, cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư có hiệu lực.
Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư được quy định tại Điều 48 Luật Đầu tư và Điều 57 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Ngoài ra, việc thanh lý tài sản bao gồm cả dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại các Điều 208, Điều 209 Luật Doanh nghiệp. Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu từng trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án theo các quy định nêu trên để có cơ sở thực hiện cho phù hợp.
Đối với trình tự, thủ tục thực hiện cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư (dự án thu hồi đất theo Điều 62 Luật Đất đai) đề nghị nhà đầu tư trao đổi, liên hệ với Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn theo thẩm quyền.
Câu hỏi xem nhiều nhất
Chỉ áp dụng phụ cấp với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy
Đất nhận thừa kế có được làm thủ tục xác định lại diện tích đất ở?
Điều kiện hưởng chính sách miễn, giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất
Con đã tốt nghiệp đại học không được tính giảm trừ gia cảnh
Điều kiện về năng lực ngoại ngữ với giáo viên tiếng Anh tiểu học
Thành tích khen thưởng tính từ thời điểm chấp hành xong kỷ luật
Tìm kiếm