Hỏi: Chỉ in đổi thẻ BHYT khi bị mất, rách, hỏng hoặc thay đổi thông tin
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Quy định về việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo mã số BHXH sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế. Theo đó, thẻ BHYT cấp cho người tham gia theo mã số BHXH, tránh cấp trùng một người nhiều thẻ BHYT, cũng như quản lý, xác định thời điểm tham gia đủ 5 năm liên tục của từng cá nhân.
Ngoài ra, trên thẻ BHYT chỉ ghi giá trị sử dụng từ ngày …/…/… (bỏ quy định ghi giá trị sử dụng đến ngày). Vì vậy, người tham gia sẽ sử dụng thẻ BHYT được lâu dài và tránh được in, đổi lại thẻ BHYT ảnh hưởng đến việc làm thủ tục khám bệnh, chữa bệnh. Việc in đổi thẻ BHYT chỉ còn áp dụng đối với các trường hợp: Mất, rách, hỏng hoặc thay đổi thông tin trên thẻ (như: Điều chỉnh về thân nhân, điều chỉnh về đối tượng, mức hưởng… của người tham gia).
Như vậy, đối với trường hợp của bà chuyển đổi đối tượng tham gia mới, nơi khám chữa bệnh mới như nội dung câu hỏi, đến nay cơ quan Bảo hiểm xã hội vẫn phải in đổi thẻ BHYT mới để đảm bảo đầy đủ các thông tin về thẻ BHYT theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT.
Đồng thời, khi làm thủ tục cấp thẻ BHYT mới, người tham gia được cơ quan Bảo hiểm xã hội hướng dẫn đăng ký đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám chữa bệnh theo quy định tại Điều 8, Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT.

Câu hỏi xem nhiều nhất
Có được đóng thêm BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu tối đa?
Xác định diện tích đất ở khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thẩm quyền sắp xếp vị trí việc làm tại bệnh viện
Hạn mức chỉ định thầu gói thầu mua sắm hình thành dự án
Tra cứu mức đóng BHXH thế nào?
Tiêu chuẩn của Phó Hiệu trưởng trường phổ thông nhiều cấp học
Tìm kiếm