Hỏi: Khi nào cần lập lại phương án tự chủ tài chính?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời vấn đề này như sau:
Tại Điểm c Khoản 30 Điều 1 Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp quy định:
"… Số tiền trích để chi cho công tác quản lý của chủ rừng sau khi trừ chi phí cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng được coi là nguồn thu của chủ rừng và được quản lý theo quy định pháp luật về tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của chủ rừng".
Việc xác định mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối chiếu với các quy định nêu trên, nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng (được trích 10%) được coi là nguồn thu của chủ rừng. Chủ rừng cần bổ sung, cập nhật số liệu vào Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm, báo cáo cơ quan quản lý tài chính cấp trên để tham mưu cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định hiện hành về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu hỏi xem nhiều nhất
Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, nghỉ chế độ thế nào?
Khi nào bị xóa đăng ký thường trú?
Bổ sung chế độ, chính sách cho Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
Điều kiện về sáng kiến để xét tặng Bằng khen cấp tỉnh
Gói thầu tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng?
Vẫn có thể mua vàng miếng trực tiếp tại các điểm thông báo
Tìm kiếm