Hỏi: Kinh doanh dịch vụ trị liệu có chịu thuế GTGT?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Cục Thuế tỉnh Lào Cai trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ Khoản 9 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT (được sửa đổi, bổ sung tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC), quy định:
"9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.
Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT".
Căn cứ vào các quy định trên, trường hợp đơn vị bà có phát sinh dịch vụ trị liệu khí huyết, đầu cổ vai gáy, xương khớp,... được xác định là dịch vụ y tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Câu hỏi xem nhiều nhất
Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
Trường hợp nào được xếp lương bậc 2 khi tuyển dụng?
Có được ký hợp đồng với người lao động đã nghỉ hưu?
Hiệu lực của thông báo thu hồi đất
Điều kiện dự xét thăng hạng Giáo viên tiểu học hạng II
Thời gian xét bổ nhiệm chức danh Giáo viên tiểu học hạng II
Tìm kiếm