Hỏi: Trường hợp nào phải dịch công chứng nhãn sản phẩm?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Y tế trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Điểm 3 Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thì các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và được công chứng (sau đây gọi tắt là dịch công chứng).
Trường hợp nhãn gốc sản phẩm có nội dung song ngữ (tiếng Anh - tiếng Việt) bảo đảm toàn bộ nội dung ghi nhãn bằng tiếng Anh đã được thể hiện tương ứng bằng tiếng Việt thì không phải dịch công chứng.
Đối với tên và slogan thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh thì phải dịch công chứng sang tiếng Việt trừ các trường hợp tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa… theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 43/2027/NĐ-CP ngày 14/4/2027 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa.

Câu hỏi xem nhiều nhất
Viên chức đơn vị tự chủ 100% có được chế độ theo Nghị định 178?
Có áp dụng chế độ tiền thưởng với cán bộ không chuyên trách xã?
Mức phụ cấp nghề 40% áp dụng cho đối tượng nào?
Phụ cấp kế toán trưởng có được tính chế độ khi nghỉ tinh giản biên chế?
Xếp lương viên chức đã có thời gian đóng BHXH
Căn cứ xét nâng ngạch công chức có thành tích trong hoạt động công vụ
Tìm kiếm