Hỏi: Trường hợp nào phải lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2022 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:
Tại Điều 4 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:
"Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này…".
Căn cứ các quy định trên, trường hợp công ty của bà đã lập hóa đơn gửi bán hàng hóa sau đó có phát sinh hoàn trả lại hàng hóa thì công ty của bà lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị bà cung cấp hồ sơ liên quan đến vướng mắc và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.
Câu hỏi xem nhiều nhất
Chỉ áp dụng phụ cấp với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy
Đất nhận thừa kế có được làm thủ tục xác định lại diện tích đất ở?
Điều kiện hưởng chính sách miễn, giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất
Con đã tốt nghiệp đại học không được tính giảm trừ gia cảnh
Điều kiện về năng lực ngoại ngữ với giáo viên tiếng Anh tiểu học
Thành tích khen thưởng tính từ thời điểm chấp hành xong kỷ luật
Tìm kiếm