Hỏi: Bộ GTVT chỉ đạo xử lý các kiến nghị về cao tốc Hà Nội-Bắc Giang
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải trả lời vấn đề này như sau:
Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang theo hình thức hợp đồng BOT hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2016 (văn bản thông báo kết quả nghiệm thu số 4312/BGTVT-CQLXD ngày 20/4/2016 của Bộ Giao thông vận tải). Từ khi đưa dự án vào khai thác, Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam đã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn Nhà đầu tư/Doanh nghiệp dự án BOT tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo trì công trình dự án nên tuyến đường được khai thác cơ bản ổn định.
Theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thì các tài sản của công trình dự án do Nhà đầu tư/Doanh nghiệp dự án BOT trực tiếp quản lý. Do đó, ngay sau khi nhận được kiến nghị, Cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản gửi Nhà đầu tư/Doanh nghiệp dự án BOT để rà soát và báo cáo cụ thể các nội dung kiến nghị. Sau khi Nhà đầu tư/Doanh nghiệp dự án BOT có báo cáo chi tiết, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ cung cấp thông tin trả lời đầy đủ.
Tuy nhiên phương hướng xử lý đối với các ý kiến phản ánh dự kiến như sau:
(1) Đối với nội dung biển hạn chế tốc độ cắm trước trạm thu phí: Trường hợp biển báo hạn chế tốc độ trước trạm thu phí bố trí chưa đúng với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT, hoặc đã đúng Quy chuẩn nhưng còn nhỏ, người tham gia giao thông khó nhận biết, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ có ý kiến đề nghị Nhà đầu tư/Doanh nghiệp dự án BOT điều chỉnh cho phù hợp.
(2) Đối với nội dung một số vị trí đường đầu cầu, đầu cống bị lún; mặt đường bị đọng nước tại Km136 – Km137: Các nội dung bất cập này đã được Nhà đầu tư/Doanh nghiệp dự án BOT đưa vào kế hoạch sửa chữa định kỳ công trình dự án, dự kiến triển khai vào đầu năm 2024. Mặt khác Cục Đường bộ Việt Nam sẽ đề nghị Nhà đầu tư/Doanh nghiệp dự án BOT rà soát, trường hợp có thể khắc phục được với kinh phí nhỏ trong hoạt động duy tu, bảo dưỡng thì Nhà đầu tư/Doanh nghiệp dự án BOT sẽ tổ chức khắc phục ngay để đảm bảo an toàn giao thông.
(3) Đối với nội dung "các phương tiện dừng đón trả khách đột ngột, lộn xộn khu vực gầm cầu vượt các nút giao trên tuyến": Nội dung này Cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp Nhà đầu tư/Doanh nghiệp dự án BOT và cơ quan công an, chính quyền địa phương tổ chức rà soát và nghiên cứu phương án khắc phục. Tuy nhiên thẩm quyền xử lý vi phạm dừng, đón trả khách cũng như công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên tuyến còn do lực lượng chức năng của địa phương và ngành Công an thực hiện.

Câu hỏi xem nhiều nhất
Bên bán phải xuất hóa đơn hoàn trả hàng hóa thay bên mua?
Có thể xác nhận cho người không hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH?
Khám bệnh ngoại tỉnh, được hưởng BHYT thế nào?
Lập hóa đơn vào thời điểm thu tiền hay hoàn thành dịch vụ?
BHYT thanh toán 100% chi phí trong trường hợp nào?
Bán điện mặt trời có được tính giảm thuế?
Tìm kiếm