Hỏi: Các trường hợp giám định vết thương còn sót
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Giám định vết thương còn sót áp dụng trong các trường hợp: Giấy chứng nhận bị thương ghi nhiều vết thương nhưng trong Biên bản giám định thương tật chưa khám đủ các vết thương đó; Giấy chứng nhận bị thương và Biên bản giám định không thể hiện có mảnh kim khí, đến nay qua chiếu, chụp phát hiện còn mảnh kim khí trong cơ thể.
Do đó, để khẳng định vết thương còn sót hay không thì phải đối chiếu Giấy chứng nhận bị thương với Biên bản giám định thương tật. Trường hợp còn sót mảnh kim khí thì phải đối chiếu giữa Giấy chứng nhận bị thương, Biên bản giám định thương tật trước đây và kết quả chụp chiếu, chẩn đoán của bệnh viện.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: “Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đối chiếu kiểm tra hồ sơ và giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền”.
Vì vậy, đề nghị ông Hạnh liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định (cơ quan quản lý hồ sơ gốc) để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Câu hỏi xem nhiều nhất
Chế độ với công chức xã nghỉ tinh giản biên chế
Nghỉ hưu đúng tuổi có được áp dụng Nghị định 178?
Có được lương hưu ngay sau khi nghỉ theo Nghị định 178?
Còn trên 10 năm công tác có đủ điều kiện nghỉ hưu sớm?
Cách tính thời gian đóng BHXH bắt buộc để nghỉ hưu trước tuổi
Tài sản gắn liền với đất gồm những gì?
Tìm kiếm