Hỏi: Cách tính lương hưu khi có nhiều giai đoạn đóng BHXH
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Theo quy định tại Điều 62 Luật BHXH, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:
- Bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1 Điều này căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc. Trường hợp chưa đủ số năm quy định tại Khoản 1 Điều này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
Đối chiếu trường hợp mẹ của bà Chi, cách tính lương hưu như sau:
- Giai đoạn đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định từ năm 1996 đến năm 2004 thì lấy bình quân 6 năm cuối đóng BHXH của giai đoạn này để tính lương đại diện cho khu vực Nhà nước. Sau đó, lấy mức bình quân tiền lương này nhân với tổng số tháng đóng BHXH của giai đoạn này.
Cụ thể, tổng lương đóng BHXH giai đoạn 1996-2004: [(lương bình quân từ năm 1998 -2004)/ 72 tháng] x 96 tháng = A.
- Giai đoạn đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định từ năm 2005 đến năm 2015, lấy tổng tiền lương đóng BHXH của toàn bộ quá trình. Giả sử kết quả là B. Tiền lương đóng BHXH được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng do Chính phủ quy định.
+ Giai đoạn đóng BHXH tự nguyện, lấy tổng thu nhập đóng BHXH tự nguyện. Giả sử kết quả là C. Thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng do Chính phủ quy định.
Như vậy, lương bình quân làm căn cứ tính lương hưu = (A + B + C)/ 240 tháng = D. Giả sử mẹ bà đủ điều kiện nghỉ hưu năm 2016 thì lương hưu bằng = D x 60%.
Câu hỏi xem nhiều nhất
Hải Phòng phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền ‘chênh’
Điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025
Quy định chuyển tiếp về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất
Các đơn vị có được quy định tỷ lệ Chiến sĩ thi đua cơ sở?
Có áp dụng hai Luật Đất đai trong một dự án?
Xác định tỷ lệ nâng lương trước hạn thế nào?
Tìm kiếm