Hỏi: Căn cứ xác định thời hạn bằng Thuyền trưởng T1
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải trả lời vấn đề này như sau:
Điểm a Khoản 2 Điều 29 Luật Giao thông đường thủy nội địa quy định chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên làm việc trên phương tiện phải bảo đảm các điều kiện sau đây: "Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam".
Ông Phạm Hữu Quý sinh ngày 13/9/1963, đến ngày 13/9/2023 đủ 60 tuổi theo đúng quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Tại số thứ tự (11) Mục 4 Phụ lục I của Thông tư số 40/2019/TT-BGTVT ngày 15/10/2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa quy định mẫu giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn và mã vùng của giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn tại các địa phương, nội dung giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn: "…. Nếu người có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn có tuổi lao động ngắn hơn 5 năm thì ghi hạn đến ngày (tháng) sinh nhật".
Tại thời điểm cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất (T1) ngay 20/9/2019, ông Phạm Hữu Quý có tuổi lao động ngắn hơn 5 năm, thời hạn giấy chứng nhận khả năng chuyên môn ghi đến ngày (tháng) sinh nhật của ông là ngày 13/9/2023 theo đúng quy định của Thông tư số 40/2019/TT-BGTVT.

Câu hỏi xem nhiều nhất
Chế độ với công chức xã nghỉ tinh giản biên chế
Nghỉ hưu đúng tuổi có được áp dụng Nghị định 178?
Có được lương hưu ngay sau khi nghỉ theo Nghị định 178?
Còn trên 10 năm công tác có đủ điều kiện nghỉ hưu sớm?
Cách tính thời gian đóng BHXH bắt buộc để nghỉ hưu trước tuổi
Tài sản gắn liền với đất gồm những gì?
Tìm kiếm