Hỏi: Điều trị bệnh tại nhà, chế độ ốm đau hưởng thế nào?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
BHXH TP Hồ Chí Minh trả lời vấn đề này như sau:
Theo điều 100 Luật BHXH sửa đổi, bổ sung quy định Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Như vậy, thời gian điều trị tại nhà thì chứng từ thanh toán trợ cấp ốm là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (C665-HD).Theo quy định, thời gian nghỉ ốm đau trong 1 năm như sau:
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Câu hỏi xem nhiều nhất
Đối tượng nào được giảm 50% tiền sử dụng đất?
Ông Lê Tiến Dũng đã được hỗ trợ thủ tục hưởng BHXH một lần
Thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cách tính lương hưu theo Luật BHXH 2024
Mức trợ cấp thai sản đối với người đóng BHXH tự nguyện
Nghỉ theo Nghị định 178 có được ký hợp đồng với đơn vị khác?
Tìm kiếm