Hỏi: Đóng trùng BHXH, giải quyết thế nào?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Theo hướng dẫn tại Công văn số 25/LĐTBXH-BHXH ngày 5/1/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hoàn trả tiền đóng BHXH, BHTN; Tiết e Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 43 quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên, có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động) không bao gồm tiền lãi.
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 85 và Khoản 4 Điều 86 Luật BHXH năm 2014, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng BHXH tháng đó. Thời gian này người lao động không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Đối chiếu các quy định nêu trên, trong tháng 5 ông có 7 ngày làm việc hưởng lương và 14 ngày làm việc không hưởng lương tại công ty cũ thì tháng đó ông và công ty cũ không phải đóng BHXH. Từ ngày 1/5/2020 ông phát sinh hợp đồng làm việc tại đơn vị mới thì ông thuộc đối tượng tham gia BHXH tại đơn vị mới.
Do vậy, ông liên hệ với công ty cũ lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH để được hoàn trả số tiền BHXH, BHTN đã đóng gồm: Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH.
Đề nghị ông liên hệ cơ quan BHXH nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể.
Câu hỏi xem nhiều nhất
Yêu cầu về trình độ đối với Bí thư Đoàn xã
Điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề y
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, chấm điểm thị lực thế nào?
Chỉ định thầu phải được phê duyệt dự toán gói thầu hay dự toán dự án?
Bị tai nạn lao động, được trợ cấp hay bồi thường?
Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tìm kiếm