Hỏi: Ký hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải riêng có được không?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Câu hỏi của ông không rõ. Tuy nhiên, về nguyên tắc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý; chi trả giá dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định cụ thể của chính quyền địa phương; chuyển giao cho các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 58 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường (Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường; Điều 66 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
Việc sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo mẫu quy định được áp dụng bắt buộc đối với nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý (Điều 66 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
Như vậy, việc chuyển giao (để vận chuyển hoặc xử lý) cho các đối tượng có chức năng được quy định tại Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 58 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP là đáp ứng yêu cầu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Câu hỏi xem nhiều nhất
Có được đóng thêm BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu tối đa?
Xác định diện tích đất ở khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thẩm quyền sắp xếp vị trí việc làm tại bệnh viện
Hạn mức chỉ định thầu gói thầu mua sắm hình thành dự án
Tra cứu mức đóng BHXH thế nào?
Tiêu chuẩn của Phó Hiệu trưởng trường phổ thông nhiều cấp học
Tìm kiếm