Hỏi: Vì sao hồ sơ chế độ BHXH lại quy định khác nhau?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
BHXH Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 3647/LĐTBXH-ATLĐ ngày 7/7/2016 và văn bản triển khai thực hiện của BHXH Việt Nam ngày 21/9/2016 thì đối với trường hợp bị TNLĐ điều trị xong ra viện hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ TNLĐ không cần biên bản điều tra TNLĐ.
Tuy nhiên, tại văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ do đơn vị lập cần bổ sung tiêu thức ”Biên bản điều tra TNLĐ số … ngày … tháng … năm … của Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở (nếu do Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở thực hiện) hoặc cấp tỉnh (nếu do Đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh thực hiện) hoặc cấp Trung ương (nếu do Đoàn điều tra TNLĐ cấp Trung ương thực hiện); trường hợp tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì ghi thêm nội dung: (biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn lập ngày … tháng … năm … của …)”.
Như vậy, nếu bà Linh điều trị xong ra viện trước ngày 1/7/2016 thì hồ sơ vẫn phải có biên bản điều tra TNLĐ và các giấy tờ khác theo quy định tại Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 của BHXH Việt Nam; trường hợp bà điều trị xong ra viện từ ngày 1/7/2016 thì hồ sơ không cần biên bản điều tra TNLĐ.
Câu hỏi xem nhiều nhất
Hải Phòng phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền ‘chênh’
Điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025
Quy định chuyển tiếp về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất
Các đơn vị có được quy định tỷ lệ Chiến sĩ thi đua cơ sở?
Có áp dụng hai Luật Đất đai trong một dự án?
Xác định tỷ lệ nâng lương trước hạn thế nào?
Tìm kiếm