Gửi câu hỏi

Danh sách câu hỏi thuộc chủ đề:

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐẤU THẦU

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐẤU THẦU

Nguyễn Anh Nhật
Nguyễn Anh Nhật - 09:05 22/04/2025

Chứng minh hợp đồng tương tự cần có giấy tờ gì?

Nhà thầu A liên danh với nhà thầu B để thực hiện gói thầu, thỏa thuận liên danh theo tỷ lệ 60:40. Nhà thầu A và B cam kết hạch toán độc lập về tài chính. Người đại diện của nhà thầu B là ông Nguyễn B (chức danh Giám đốc) và ông B được Giám đốc của nhà thầu A thuê làm Phó Giám đốc cho nhà thầu A. Ông Nguyễn B (Giám đốc nhà thầu B) và ông Nguyễn A (Giám đốc nhà thầu A) có mối quan hệ anh em. Ông B có cổ phần 30% tại nhà thầu A. Khi liên danh tham gia đấu thầu, nhà thầu A cung cấp 1 hợp đồng tương tự ký với nhà thầu B, có xuất hóa đơn GTGT. Tôi xin hỏi, hợp đồng tương tự này có được xem xét là hợp lệ không?
Xem chi tiết

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐẤU THẦU

Nguyễn Trọng Ca
Nguyễn Trọng Ca - 09:48 21/04/2025

Công ty con có được tham gia gói thầu của công ty mẹ?

Tổng công ty tôi có 100% vốn nhà nước, đang tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công. Tổng công ty không thuê tư vấn đấu thầu mà giao nhiệm vụ bên mời thầu, thành lập tổ chuyên gia để lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu. Khi lập hồ sơ mời thầu, tại mục E-CDNT 5.1 Chương II Bảng dữ liệu đấu thầu, mục tư vấn lập E-HSMT và đánh giá E-HSDT tổng công ty khai báo tên nhà thầu là tổng công ty. Tôi xin hỏi, khi công ty con do tổng công ty tôi nắm cổ phần chi phối tham dự thầu thì có bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP không?
Xem chi tiết

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐẤU THẦU

Phạm Đình Chiến
Phạm Đình Chiến - 09:48 21/04/2025

Gói thầu nào áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ?

Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn xác định gói thầu áp dụng lựa chọn nhà thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Đấu thầu năm 2023.
Xem chi tiết

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐẤU THẦU

Trần Thế Hòa
Trần Thế Hòa - 09:49 21/04/2025

Thẩm quyền thành lập tổ chuyên gia đấu thầu

Tôi là cán bộ phụ trách công tác đấu thầu của đơn vị. Hiện nay, các gói thầu của đơn vị tôi không thuê tư vấn mời thầu mà đơn vị vừa là chủ đầu tư vừa là bên mời thầu. Trong quá trình thực hiện dự án hoặc dự toán mua sắm, đơn vị có thuê công ty A tư vấn lập hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ đề xuất cho các gói thầu xây lắp hoặc gói thầu mua sắm hàng hóa của đơn vị. Theo đó, công ty A dự kiến 3 cá nhân có năng lực, kinh nghiệm thuộc sự quản lý của công ty A tham gia tổ chuyên gia lập hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ đề xuất. Theo Khoản 4 Điều 78 Luật Đấu thầu quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư: "4. Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu; trường hợp nhân sự không đáp ứng yêu cầu thì lựa chọn nhà thầu tư vấn đề làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu. Quyết định thành lập tổ chuyên gia đáp ứng quy định tại Điều 19 của Luật này trong trường hợp không thuê đơn vị tư vấn làm bên mời thầu". Tôi xin hỏi, thẩm quyền ra quyết định thành lập tổ chuyên gia đối với 3 cá nhân thuộc sự quản lý của công ty A là do Giám đốc đơn vị tôi ra quyết định hay Giám đốc công ty A ra quyết định thành lập?
Xem chi tiết

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐẤU THẦU

Bùi Quang Huy
Bùi Quang Huy - 09:50 21/04/2025

Xác định loại gói thầu theo căn cứ nào?

Tôi xin hỏi, gói thầu sửa chữa, cải tạo sơn nước và chống thấm công trình là gói thầu xây lắp hay gói thầu phi tư vấn?
Xem chi tiết

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐẤU THẦU

 Võ Hồng Liên
Võ Hồng Liên - 09:50 21/04/2025

Có được yêu cầu nhà thầu bổ sung kê khai nhân sự chủ chốt?

Tôi xin hỏi, nhà thầu không kê khai nhân sự chủ chốt theo Mẫu số 09 Chương IV trong webform, chỉ kèm theo các tài liệu như bằng cấp, chứng chỉ, các tài liệu liên quan khác để chứng minh năng lực của một số nhân sự, thì có được yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung việc kê khai nhân sự chủ chốt để đánh giá không? Đối với trường hợp nhà thầu có kê khai danh sách nhân sự chủ chốt bằng file excel đính kèm trong webform và kèm theo các tài liệu liên quan để chứng minh kinh nghiệm của những nhân sự này; tuy nhiên không có biểu lý lịch chuyên gia tư vấn theo quy định tại Mẫu số 07 Chương IV E-HSMT, vậy bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung biểu lý lịch chuyên gia tư vấn (vì nhà thầu đã có kê khai nhân sự cụ thể trong hồ sơ dự thầu) có đúng theo quy định không?
Xem chi tiết

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐẤU THẦU

Nguyễn Xuân Bình
Nguyễn Xuân Bình - 09:51 21/04/2025

Có được chỉ định gói thầu sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh?

Công ty tôi 100% vốn nhà nước, tổ chức cho người lao động đi nghỉ mát và sử dụng gói thầu có giá dưới 1 tỷ đồng. Tôi xin hỏi, công ty tôi có được chỉ định thầu theo Điểm m Khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu năm 2023 không?
Xem chi tiết

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐẤU THẦU

Đặng Bảo Ngọc
Đặng Bảo Ngọc - 09:51 21/04/2025

Căn cứ xác định giá gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn

Tôi xin hỏi, chi phí tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp áp dụng Nghị định số 24/2024/NĐ-CP hay Thông tư số 12/2021/TT-BXD và có được áp dụng chi phí tối thiểu theo Nghị định số 24/2024/NĐ-CP không? Điều 12 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP quy định chi phí trong lựa chọn nhà thầu là: "4. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ: … c) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,2% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng;… 5. Chi phí đánh giá hồ sơ: … b) Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,2% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng". Còn theo Thông tư số 12/2021/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, chi phí lập hồ sơ mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu được áp dụng theo Mục 7 hướng dẫn áp dụng định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, Chương II định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
Xem chi tiết

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐẤU THẦU

Nguyễn Chí Khanh
Nguyễn Chí Khanh - 09:51 21/04/2025

Trường hợp nào không cần đăng kết quả lựa chọn nhà thầu?

Khoản 4 Điều 23 Luật Đấu thầu, đối với gói thầu hoặc nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đồng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm chịu trách nhiệm quyết định việc mua sắm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình mà không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán gói thầu, không phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Tôi xin hỏi, theo quy định trên thì có cần ra quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hay không? Nhà thầu có cần có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu không?
Xem chi tiết

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐẤU THẦU

Lương Văn Huyện
Lương Văn Huyện - 09:52 21/04/2025

Gói mua sắm thường xuyên có được chỉ định thầu?

Tôi xin hỏi, các gói thầu mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên không thực hiện tự chủ (như sửa chữa trụ sở, sửa chữa kênh mương, xây dựng kênh bê tông, mua sắm trang phục ngành,…) có giá trị trên 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng có được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu không? Mua sắm thường xuyên quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC được hiểu là mua sắm từ nguồn ngân sách chi thường xuyên bao gồm cả kinh phí thực hiện chế độ tự chủ và kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ hay chỉ là mua sắm từ nguồn ngân sách chi thường xuyên thực hiện chế độ tự chủ?
Xem chi tiết

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ ĐẤU THẦU

Nguyễn Xuân Dúng
Nguyễn Xuân Dúng - 13:44 18/07/2024

Điều kiện xét duyệt trúng thầu

Bên mời thầu đang tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu cung cấp và vận chuyển máy biến áp 220 kV (MBA) theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế. Theo đó, giá dự thầu được chào theo quy định tại Mẫu 13, 13 (a1) và 13 (b1) Chương IV – Biểu mẫu dự thầu tại Thông tư số 12/2022/TT-BKHĐT. Căn cứ Điều 43 Luật Đấu thầu: "Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp: Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu". Trong quá trình thực hiện, đơn vị tôi gặp tình huống như sau (đơn vị tính: đồng): - Nhà thầu A: Hàng hóa: MBA; xuất xứ: Trung Quốc; giá CIF: 314,000,000,000; thuế NK: 0%; giá trị thuế NK: (bỏ trống); giá trị sau thuế NK: 314,000,000,000. - Nhà thầu B: Hàng hóa: MBA; xuất xứ: Thụy Điển; giá CIF: 312,000,000,000; thuế NK: 5%; giá trị thuế NK: 15,600,000,000; giá trị sau thuế NK: 327,600,000,000. - Nhà thầu C: Hàng hóa: MBA; xuất xứ: (bỏ trống); giá CIF: 300,000,000,000; thuế NK: 5%; giá trị thuế NK: 15,000,000,000; giá trị sau thuế NK: 315,000,000,000. Dự toán gói thầu được lập trên mặt bằng thuế suất nhập khẩu chung, không xem xét các trường hợp ưu đãi (nếu có). Nhà thầu B xếp hạng thứ 1, nhưng giá trị sau thuế cao hơn dự toán gói thầu được duyệt, tổ chuyên gia kiến nghị xử lý tình huống đấu thầu theo Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Trường hợp không có nhà thầu B tham dự, chỉ có duy nhất nhà thầu A tham dự, thì nhà thầu A được trao thầu do giá trị sau thuế thấp hơn dự toán gói thầu được duyệt (so sánh không cùng mặt bằng thuế suất nhập khẩu hàng hóa giữa nhà thầu xếp thứ nhất và dự toán gói thầu). Tôi xin hỏi, tổ chuyên gia so sánh như vậy có phù hợp với Luật, Nghị định và Thông tư hiện nay không?
Xem chi tiết
Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top