Hỏi: Chứng chỉ B2 của trường Đại học Ngân hàng TPHCM có giá trị không?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Tháng 1/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (KNLNNVN), phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ (CEFR) và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam.
Theo các Thông báo kết luận số 426/TB-BGDĐT ngày 24/8/2011, số 896/TB-BGDĐT ngày 5/8/2011, số 42/TB-BGDĐT ngày 11/1/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giới thiệu 10 đơn vị có đủ năng lực tổ chức thi, rà soát trình độ ngoại ngữ giáo viên tiếng Anh theo, đó là Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Hà Nội; Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế; Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; Đại học Vinh; Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Thái Nguyên; Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; Đại học Cần Thơ và Trung tâm SEAMEO RETRAC.
Tại Công văn số 3132/BGDĐT-GDĐH ngày 18/6/2014 về việc trả lời Công văn số 548/2014/ĐHNH ngày 12/6/2014 của trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh: “Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đủ điều kiện để tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ tiếng Anh tương đương B2 hoặc bậc 3/6, 4/6 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngoại ngữ cho các học viên cao học và nghiên cứu sinh”.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 về Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2017.
Việc chấp nhận chứng chỉ/chứng nhận tùy theo mục đích, yêu cầu của từng công việc cụ thể bao gồm việc sử dụng để thi công chức do cơ quan, đơn vị sử dụng chứng chỉ quyết định.

Câu hỏi xem nhiều nhất
Viên chức có được tuyển vào vị trí công chức cấp xã mới?
Quy định nâng lương trước hạn sau khi sáp nhập đơn vị hành chính
Hạn mức giao đất ở khi cấp sổ đỏ
Bộ NN&MT phản hồi đề xuất bỏ quy định khảo nghiệm phân bón
Xác định thời điểm thôi hưởng phụ cấp công vụ
Ghi tên nghề, công việc nặng nhọc, độc hại thế nào là đúng?
Tìm kiếm