Hỏi: Hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Luật Đo đạc và bản đồ và các văn bản quy phạm quy định chi tiết được ban hành theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các văn bản quy định chi tiết, bảo đảm thống nhất về đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước, tránh chồng chéo trong công tác quản lý và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ từ trung ương đến địa phương và giữa các bộ, ngành.
Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cấp cho tổ chức kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 136/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định tại Điều 53 Luật Đo đạc và bản đồ. Mỗi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ cấp cho một hoặc một số nội dung hành nghề theo Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ quy định tại Điều 42 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP.
Hoạt động đo đạc và bản đồ là việc đo đạc các đối tượng địa lý; xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc, cơ sở dữ liệu địa lý; thành lập bản đồ, sản xuất sản phẩm đo đạc và bản đồ khác.
Hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản và hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ.
Bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật và địa danh theo hệ tọa độ, hệ độ cao, ở tỷ lệ xác định theo quy định tại Khoản 12 Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ.
Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia thuộc hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản theo quy định tại Điều 10 Luật Đo đạc và bản đồ. Bản đồ địa hình quốc gia được thành lập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật về bản đồ địa hình theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ.
Theo đó, đo đạc, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 là hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép theo quy định tại Khoản 7 Điều 29 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 136/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng được quy định tại Phụ lục VII quy định lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (kèm theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ). Theo đó, lĩnh vực khảo sát xây dựng, bao gồm: khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình.
Như vậy, tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ nội dung: đo đạc, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 được hoạt động đo đạc, thành lập bản đồ địa hình theo quy định của pháp luật về chuyên ngành.
Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng được hoạt động trong khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình theo Luật Xây dựng.
Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng không thay thế được yêu cầu giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ có các nội dung hoạt động theo quy định.
Câu hỏi xem nhiều nhất
Yêu cầu về trình độ đối với Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã
Đơn vị sự nghiệp có được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm lương?
Nghỉ hưu sớm, tính lương hưu thế nào?
Chính sách với cán bộ khi sắp xếp lại đơn vị hành chính
Thế nào là dự án đầu tư công?
Diện tích trên Giấy chứng nhận khác với bản đồ, cấp đổi thế nào?
Tìm kiếm