Hỏi: Nên tiếp tục đóng BHXH hay nhận trợ cấp một lần?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Về điều kiện hưởng BHXH một lần, theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật BHXH năm 2014, Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động và Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc và Điều 1 Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 sửa đổi Điều 4 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế, người lao động mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
- Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH;
- Ra nước ngoài để định cư;
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 60 Luật BHXH; người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Theo thư ông trình bày, ông đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc được 25 năm thì ông phải thuộc đối tượng nêu tại Điểm c và d nêu trên thì mới đủ điều kiện để hưởng BHXH một lần. Khi đó, mức hưởng BHXH một lần (quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH năm 2014) được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
- 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Tuổi đời hưởng chế độ hưu trí
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, tại Điều 169 có quy định:
"2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam; đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng với lao động nam; 4 tháng với lao động nữ".
Trường hợp ông đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc được 25 năm, ông nên bảo lưu thời gian công tác hoặc tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện cho đến khi ông đủ tuổi đời theo quy định tại Điều 54, Điều 55 hoặc Điều 73 của Luật BHXH năm 2014 được được điều chỉnh theo quy định tại Điều 169, Khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động và quy định tại Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ để được hưởng chế độ hưu trí.
Câu hỏi xem nhiều nhất
Khám tổng quát có được thanh toán BHYT?
Điều kiện xét chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức y tế
Hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm
Cách đánh giá, xếp loại viên chức vi phạm chính sách dân số
Có bắt buộc chọn giá thấp nhất theo công bố giá vật liệu xây dựng?
Đóng BHXH theo chế độ tiền lương khác nhau, tính lương hưu thế nào?
Tìm kiếm