Hỏi: Tính thời gian đóng BHXH cho trường hợp nghỉ thai sản
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 7 Điều 34, Khoản 2 Điều 39, Khoản 3 Điều 85 và Khoản 4 Điều 86 Luật BHXH năm 2014:
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm một tháng. Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Vì vậy, trường hợp người lao động sinh con ngày 18/12/2023, công ty đã báo giảm thai sản từ tháng 12/2023 đến tháng 5/2024. Tháng 6/2024 chỉ được tính 5 ngày dưỡng sức sau sinh là số ngày không làm việc, không hưởng tiền lương. Do đó, tháng 6/2024 người lao động và công ty vẫn phải tham gia, đóng BHXH bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật.
Câu hỏi xem nhiều nhất
Hải Phòng phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền ‘chênh’
Điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025
Quy định chuyển tiếp về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất
Các đơn vị có được quy định tỷ lệ Chiến sĩ thi đua cơ sở?
Có áp dụng hai Luật Đất đai trong một dự án?
Xác định tỷ lệ nâng lương trước hạn thế nào?
Tìm kiếm