Gửi câu hỏi

Danh sách câu hỏi thuộc lĩnh vực:

Chính sách với người có công

Chính sách với người có công

Tạ Quang Mạnh
Tạ Quang Mạnh - 15:57 25/07/2018

Căn cứ hưởng trợ cấp với người làm chuyên gia tại Campuchia

Ông Nguyễn Hiệp có giấy xác nhận thời gian làm chuyên gia tại Lào, Campuchia, từ tháng 2/1983 đến tháng 2/1988 làm chuyên gia tại Trường Kỹ thuật quân sự Phnômpênh. Sau khi về nước, ông Hiệp được Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị cử đi làm phiên dịch cho đoàn lao động hợp tác tại Cộng hòa Dân chủ Đức, trong quyết định nêu rõ: "Đồng chí Hiệp được giải quyết chế độ phục viên đi lao động hợp tác kể từ ngày 28/2/1988. Sau khi hoàn thành thời hạn lao động hợp tác về nước phải thực hiện đúng theo quy định của Bộ Quốc phòng, hoàn toàn tự giải quyết công ăn việc làm, không gây khó khăn cho quân đội và cơ quan Nhà nước". Hết thời gian lao động hợp tác, do phải tự giải quyết công ăn việc làm nên ông Hiệp ở lại nước Đức làm việc, không có quyết định nghỉ hưu, hiện đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân xuất ngũ từ 15 năm đến dưới 16 năm công tác, số tiền là 1.650.000 đồng/tháng. Vậy, ông Hiệp có được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần không?

Xem chi tiết

Chính sách với người có công

Chu Văn Thành
Chu Văn Thành - 07:59 19/07/2018

Các chế độ ưu đãi đối với con liệt sĩ

Tôi là con liệt sĩ. Trong thời gian bố của tôi tham gia cách mạng, mẹ của tôi bị mất tích, tôi ở với bà nội. Năm 1954, bà nội cho tôi làm con nuôi gia đình khác. Năm 1955, bà nội tôi qua đời. Năm 1971, tôi lập gia đình. Hàng năm, gia đình tôi được 500.000 đồng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ và được chính quyền thăm hỏi, tặng quà vào ngày 27/7. Hiện tôi còn giữ bản trích lục hồ sơ liệt sĩ (phần tình hình trợ cấp có nội dung “không ghi”); Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ; Bằng Tổ quốc ghi công. Vậy, với các giấy tờ còn giữ được, tôi được hưởng những chế độ gì và quy định tại văn bản nào?
Xem chi tiết

Chính sách với người có công

Phương Văn Thu
Phương Văn Thu - 09:07 13/07/2018

Người có công từ trần, thân nhân có được hỗ trợ nhà ở?

Theo Điều 3 Thông tư số 09/2013/TT-BXD, đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg phải đáp ứng các điều kiện: Là người có tên trong danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý tại thời điểm Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành. Đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15 tháng 6 năm 2013 (ngày Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành) tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện sau: Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới; Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung - tường và thay mới mái nhà. Đề nghị cơ quan chức năng làm rõ thêm: Các đối tượng là người có công với cách mạng thuộc diện xem xét hỗ trợ về nhà ở (trừ đối tượng của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg) chết sau ngày 15/6/2013 (ngày Quyết định có hiệu lực) đến thời điểm hiện nay thì thân nhân ở cùng người có công trước khi chết có còn được chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg hay không? Đối tượng người có công chết sau khi có quyết định phê duyệt thuộc diện hỗ trợ về nhà ở của cấp có thẩm quyền thì thân nhân ở cùng với người có công đó trước khi chết có được tiếp tục hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở không?

Xem chi tiết

Chính sách với người có công

Nguyễn Thị Hồng Lâm
Nguyễn Thị Hồng Lâm - 07:40 09/07/2018

Điều kiện xác nhận liệt sĩ với thương binh chết do vết thương tái phát

Bố của tôi là ông Nguyễn Quốc Nhã, thương binh nặng hạng ¼, chết ngày 31/3/2018 tại gia đình do vết thương tái phát. Vậy, bố của tôi có được xác nhận liệt sĩ không?
Xem chi tiết

Chính sách với người có công

Phùng Văn Kiên
Phùng Văn Kiên - 07:57 29/06/2018

Điều kiện miễn, giảm tiền sử dụng đất cho thương binh

Bố của tôi là thương binh ¼. Năm 1993, bố tôi được UBND xã cấp 100m2 đất và xây dựng cho một căn nhà tình nghĩa nhưng không có giấy chứng nhận giao đất. Sau đó, bố tôi mua thêm 100m2 đất, nhưng đến nay bị mất giấy tờ, tổng diện tích là 200m2. Vừa qua, bố của tôi đã đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do không có giấy tờ chứng minh nên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện yêu cầu đóng 3.000.000 đồng/m2 với lý do, năm 2016 bố tôi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng một mảnh ở đất khác do ông cha để lại nên khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất này không được miễn, giảm tiền sử dụng đất. Như vậy có đúng không?
Xem chi tiết

Chính sách với người có công

Dư Ngọc Anh Thư
Dư Ngọc Anh Thư - 07:25 13/06/2018

Có được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và người khuyết tật?

Bà tôi đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng dành cho thương binh và người tham gia hoạt động kháng chiến tại phường. Gần đây bà tôi bị liệt nửa người không đi lại được. Vậy, bà tôi có được hưởng thêm trợ cấp dành cho người khuyết tật không?
Xem chi tiết

Chính sách với người có công

Đậu Thị Huệ
Đậu Thị Huệ - 12:52 11/06/2018

Thủ tục đi tìm mộ liệt sĩ

Bố chồng tôi là liệt sĩ Phạm Sơn Hải, xã Yên Phú (nay là thị trấn Yên Thịnh) huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, hy sinh tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Kiến Tường, nay thuộc tỉnh Long An. Vậy, trước khi đi tìm mộ liệt sĩ, gia đình tôi cần có giấy tờ gì? Xin ở đâu? Tôi là cán bộ nhà nước khi đi tìm mộ của bố có được thanh toán tiền tàu xe không (đi theo chế độ nghỉ phép năm)? Có được cơ quan hỗ trợ kinh phí không?

Xem chi tiết

Chính sách với người có công

Nguyễn Xuân Mai
Nguyễn Xuân Mai - 08:06 28/05/2018

Mức giảm thuế đất phi nông nghiệp với người có công

Tôi muốn hỏi, trường hợp đất phi nông nghiệp đồng sở hữu của 2 anh em, trong đó có 1 người là thương binh thì cách tính thuế đất phi nông nghiệp như thế nào?

Đối với đất ở nhà nhiều tầng có nhiều hộ gia đình ở, trong đó hộ gia đình người có công ở tầng 1 và tầng 3. Diện tích đất phi nông nghiệp gia đình sử dụng ở tầng 1 (40m2) nằm hoàn toàn trong mảnh đất tầng 3 (100m2) của gia đình này. Vậy, cách tính mức giảm thuế đất phi nông nghiệp của gia đình người có công như thế nào?

Xem chi tiết

Chính sách với người có công

Trần Thị Vũ
Trần Thị Vũ - 08:06 18/05/2018

Trợ cấp một lần khi truy tặng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

Ông nội của tôi đã chết, ông có 5 người con trong đó có 2 người con là liệt sĩ, đều không có vợ, con. Tháng 1/2015 bà nội của tôi được truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", bố đẻ của tôi thờ cúng bà nội tôi từ năm 1975 đến tháng 8/2013 thì chết, anh trai của tôi tiếp tục thờ cúng đến nay. Năm 2015 người bác thứ tư của tôi không thờ cúng bà nội nhưng làm thủ tục khai hưởng khoản tiền trợ cấp một lần và hiện vật khen thưởng của bà nội bà mà không có sự thỏa thuận của gia đình tôi và cũng không yêu cầu gia đình tôi cung cấp giấy chứng tử của bố bà. Như vậy là đúng hay sai? Hiện người bác thứ tư của tôi đã chết, anh trai tôi vẫn thờ cúng bà nội thì ai là người hưởng các chế độ của Bà mẹ Việt Nam anh hùng?
Xem chi tiết

Chính sách với người có công

Nguyễn Thị Huyến
Nguyễn Thị Huyến - 07:54 14/05/2018

Điều kiện xác lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ

Con trai của tôi là công an phường. Năm 1991, con trai tôi tử vong do tai nạn giao thông trên đường đến thị xã Đông Triều truy bắt đối tượng bị công an truy nã. Tôi đã làm đơn đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh công nhận con của tôi là liệt sĩ nhưng không được. Đến nay gia đình tôi không được hưởng bất cứ chế độ gì. Như vậy có đúng không?

Xem chi tiết

Chính sách với người có công

Lê Lan
Lê Lan - 09:19 10/05/2018

Thẩm quyền xác nhận danh sách quân nhân bị thương

Bố tôi tham gia nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia năm 1977–1983 và bị thương, đã được giám định, tỷ lệ thương tật 21%, hạng I. Tuy nhiên, bố tôi đã bị mất giấy tờ này sau khi xuất ngũ.Bố tôi đã được Sư đoàn 9 thuộc Quân đoàn 4 tạo điều kiện giúp đỡ kiểm tra lại hồ sơ gốc lưu tại Sư đoàn và cấp giấy xác nhận bị thương đã được giám định thương tật cùng trích lục danh sách bị thương tại Sư đoàn. Khi bố tôi về nơi cư trú làm hồ sơ công nhận thương binh và hưởng chế độ thì được Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hướng dẫn, xác nhận thương tật và trích lục danh sách bị thương phải được xác nhận bởi cấp quân đoàn theo hướng dẫn tại Điểm b, Khoản 2, Điều 14 Mục 3 Chương 2 Thông tư 202/2013/TT-BQP ngày 7/11/2013, cụ thể như sau: "Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên, nhưng đã được xếp hạng thương tật và có Bản trích lục hồ sơ thương tật được lập từ danh sách hoặc hồ sơ thương binh đang quản lý tại các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị hoặc Cục Người có công/Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội". Xin hỏi, trường hợp của bố tôi có cần xác nhận từ đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng là Quân đoàn 4 hay không, hay xác nhận từ Sư đoàn 9 là đủ điều kiện?
Xem chi tiết
Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top