Hỏi: Công chức là thương binh có phải đóng BHYT?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 7, Khoản 15 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014; Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này (Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014) thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này và được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Vì vậy, trường hợp ông đồng thời vừa thuộc đối tượng tham gia BHYT theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, vừa là thương binh, thuộc đối tượng tham gia BHYT theo nhóm người có công với cách mạng thì đóng BHYT theo nhóm 1 (do người lao động và người sử dụng lao động đóng), được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT cao nhất (nhóm 3) là đúng quy định.

Câu hỏi xem nhiều nhất
Viên chức đơn vị tự chủ 100% có được chế độ theo Nghị định 178?
Có áp dụng chế độ tiền thưởng với cán bộ không chuyên trách xã?
Mức phụ cấp nghề 40% áp dụng cho đối tượng nào?
Phụ cấp kế toán trưởng có được tính chế độ khi nghỉ tinh giản biên chế?
Xếp lương viên chức đã có thời gian đóng BHXH
Căn cứ xét nâng ngạch công chức có thành tích trong hoạt động công vụ
Tìm kiếm