Hỏi: Không có hộ khẩu ở Hà Nội có thể mua BHYT được không?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
BHXH TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:
Với câu hỏi của bà Bình sẽ có 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu bà đã đi làm tại các cơ quan, công ty, doanh nghiệp, tổ chức thì bà sẽ thuộc đối tượng tham gia BHYT do người lao động và người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP bao gồm:
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Thủ tục lập tờ khai gồm TK1-TS gửi đơn vị SDLĐ, đơn vị SDLĐ có trách nhiệm đăng kí với cơ quan BHXH.
Trường hợp 2: Nếu bà là lao động tự do, bà tham gia BHYT theo nhóm hộ gia đình theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú thì đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình là "những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú".
Như vậy, để đăng kí tham gia BHYT hộ gia đình tại Hà Nội, bà phải có đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại Hà Nội theo quy định. Về thủ tục tham gia bà có thể các điểm đại lý của tổ chức dịch vụ thu như: Bưu cục Bưu điện (VNPost), Bưu cục Viettel (Viettel Post), Bảo hiểm PVI để được hướng dẫn hoặc đăng kí qua cổng Dịch vụ công Quốc gia tại địa chỉ: dichvucong.gov.vn.

Câu hỏi xem nhiều nhất
Viên chức đơn vị tự chủ 100% có được chế độ theo Nghị định 178?
Có áp dụng chế độ tiền thưởng với cán bộ không chuyên trách xã?
Mức phụ cấp nghề 40% áp dụng cho đối tượng nào?
Phụ cấp kế toán trưởng có được tính chế độ khi nghỉ tinh giản biên chế?
Xếp lương viên chức đã có thời gian đóng BHXH
Căn cứ xét nâng ngạch công chức có thành tích trong hoạt động công vụ
Tìm kiếm