Hỏi: Sinh viên học tín chỉ, tính miễn, giảm học phí như nào?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:
Điểm b, Khoản 2, Điều 20 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định: Phần còn lại người học phải đóng bằng chênh lệch giữa mức trần học phí quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điểm a, Khoản 2, Điều 10; Điểm a, Khoản 1, Điểm a, Khoản 2, Điều 11 và mức hỗ trợ của Nhà nước, trừ trường hợp đối với các ngành nghề quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 1, Điều 16, người học phải đóng bằng phần chênh lệch giữa mức học phí thực tế của cơ sở giáo dục và mức hỗ trợ của Nhà nước. Quy định này chỉ áp dụng cho đối tượng được giảm học phí (70%, 50%) về việc đóng phần học phí còn lại không được miễn.
Đối với trường hợp sinh viên thuộc diện miễn 100% học phí và đăng ký 20 tín chỉ (1 kỳ có 5 tháng): Theo quy định sinh viên thuộc diện miễn 100% học phí thì không phải đóng học phí. Đối với phần kinh phí nhà nước cấp bù cho cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định Khoản 9, Điều 20 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau: Kinh phí cấp bù miễn, giảm học phí được cấp theo thời gian học thực tế nhưng không quá 10 tháng/năm học đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và thực hiện chi trả cho người học 2 lần trong năm vào đầu các học kỳ của năm học.

Câu hỏi xem nhiều nhất
Có được đóng thêm BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu tối đa?
Xác định diện tích đất ở khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thẩm quyền sắp xếp vị trí việc làm tại bệnh viện
Hạn mức chỉ định thầu gói thầu mua sắm hình thành dự án
Tra cứu mức đóng BHXH thế nào?
Tiêu chuẩn của Phó Hiệu trưởng trường phổ thông nhiều cấp học
Tìm kiếm