Hỏi: Sửa chữa máy may công nghiệp có thuộc nghề nặng nhọc, độc hại?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, để có căn cứ bổ sung các nghề, công việc cụ thể thuộc ngành dệt may và danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì Tập đoàn Dệt May Việt Nam rà soát lại 16 công việc nêu trong Công văn số 131/BHXH/CĐCS và báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xem xét, bổ sung vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để giải quyết chế độ BHXH đảm bảo quyền lợi đối với người lao động.
Ngày 29/5/2018, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã có Công văn số 516/TĐDMVN-QLNNL báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc, hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Câu hỏi xem nhiều nhất
Viên chức có được tuyển vào vị trí công chức cấp xã mới?
Quy định nâng lương trước hạn sau khi sáp nhập đơn vị hành chính
Hạn mức giao đất ở khi cấp sổ đỏ
Bộ NN&MT phản hồi đề xuất bỏ quy định khảo nghiệm phân bón
Xác định thời điểm thôi hưởng phụ cấp công vụ
Ghi tên nghề, công việc nặng nhọc, độc hại thế nào là đúng?
Tìm kiếm