Hỏi: Trường hợp nào áp dụng quy định mua sắm tài sản công?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay là Bộ Tài chính) trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại điểm a khoản 1; điểm c và điểm d khoản 2 Điều 91 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/2/2024 của Chính phủ, thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản công tại cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Đối với mua sắm hàng hóa, dịch vụ không thuộc khoản 1 Điều 91, thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định và được quyết định việc mua sắm đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị không quá 200 triệu đồng; Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý.
Theo đó, trường hợp mua sắm hàng hóa, dịch vụ là tài sản công thì thẩm quyền quyết định việc mua sắm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Trường hợp mua sắm hàng hóa, dịch vụ không thuộc khoản 1 Điều 91 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP, Hội đồng nhân dân tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm.
Đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị không quá 200 triệu đồng, thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm.
Việc xác định hàng hóa, dịch vụ là tài sản công thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Câu hỏi xem nhiều nhất
Chế độ với công chức xã nghỉ tinh giản biên chế
Nghỉ hưu đúng tuổi có được áp dụng Nghị định 178?
Có được lương hưu ngay sau khi nghỉ theo Nghị định 178?
Còn trên 10 năm công tác có đủ điều kiện nghỉ hưu sớm?
Cách tính thời gian đóng BHXH bắt buộc để nghỉ hưu trước tuổi
Tài sản gắn liền với đất gồm những gì?
Tìm kiếm