Hỏi: Ba trường hợp được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 30/12/2015 của Chính phủ thì trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
- Dừng tham gia BHXH tự nguyện và chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc;
- Hưởng BHXH một lần;
- Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì trường hợp người tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP mà vẫn tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày 1 tháng liền kề sau tháng dừng đóng BHXH tự nguyện và có yêu cầu hưởng lương hưu.
Như vậy, theo quy định tại Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP thì bà Hồng không thuộc trường hợp được hoàn trả tiền đã đóng BHXH tự nguyện. Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH nêu trên, thời điểm hưởng lương hưu đối với bà Hồng là tháng 1/2024 (là ngày 1 tháng liền kề sau tháng dừng đóng BHXH tự nguyện).
Câu hỏi xem nhiều nhất
Mức hưởng phụ cấp nghề khi chuyển ngạch
Tính tuổi nghỉ hưu theo hồ sơ cán bộ hay hồ sơ đảng viên?
Trình tự, thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
Thứ tự ưu tiên trong xét nâng lương trước hạn
Điều kiện cấp phép hành nghề với người có văn bằng điều dưỡng
Tìm kiếm