Tìm kiếm
Danh sách câu hỏi
Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Hai dự án trùng hạng mục, giải quyết thế nào?
Về công tác khảo sát thiết kế, dự án A được phê duyệt dự án đầu tư năm 2012, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán năm 2014. Dự án B được phê duyệt dự án năm 2015, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán năm 2016.
Thời điểm dự án B khảo sát, lập hồ sơ thiết kế, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán năm 2016, thì dự án A chưa được bố trí vốn nên chưa triển khai thi công xây dựng.
Năm 2017, dự án A được bố trí vốn và triển khai thi công xây dựng, trong khi dự án A đang tổ chức thi công đào đắp nền đường, phát hiện có đoạn tuyến khoảng 4km mà cả dự án A và dự án B đều thiết kế và khi đó dự án A chưa tổ chức đấu thầu thi công xây dựng.
Sau khi phát hiện việc trùng tuyến chủ đầu tư đã báo cáo UBND tỉnh (người quyết định đầu tư), UBND tỉnh đã cho dừng thi công đoạn trùng thuộc dự án A (do dự án B quy mô đầu tư nền mặt đường rộng hơn dự án A), yêu cầu dự án B lập lại hồ sơ thiết kế điều chỉnh, trình thẩm định phê duyệt theo quy định.
Tôi xin hỏi, khi lập lại hồ sơ thiết kế điều chỉnh có phải lập hồ sơ khảo sát không?
Nếu phải lập hồ sơ khảo sát, trong hồ sơ khảo sát phải có chữ ký của những chức danh nào? Trường hợp những cá nhân có tên trong hồ sơ khảo sát trước đây không còn công tác, nay là những người khác tham gia khảo sát có được ký hồ sơ khảo sát không? Để được ký hồ sơ khảo sát phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Chủ đầu tư có phải phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả phê duyệt của mình không?
Về công tác thẩm định phê duyệt thiết kế và dự toán công trình, trong quá trình thực hiện lập trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế và dự toán công trình có gặp những vướng mắc tại các dự án công trình UBND TP. Tuyên Quang là người quyết định đầu tư, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định hồ sơ thiết kế và dự toán công trình, cụ thể:
Chủ đầu tư (ban quản lý dự án) trực tiếp làm việc với đơn vị tư vấn thiết kế trong công tác lập hồ sơ thiết kế và dự toán công trình. Sau đó chủ đầu tư trình Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định hồ sơ thiết kế và dự toán. Có kết quả thẩm định chủ đầu tư mới trình người quyết định đầu tư phê duyệt.
Khi chủ đầu tư trình phê duyệt, người quyết định đầu tư, bộ phận chuyên môn của người quyết định đầu tư phát hiện dự toán có một số sai sót như, thừa thiếu khối lượng so với thiết kế; áp định mức, đơn giá chưa phù hợp làm tăng kinh phí.
Tôi xin hỏi, người quyết định đầu tư có thể yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh dự toán và trình phê duyệt mà không phải trình thẩm định lại có được không, hay bắt buộc phải trình Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định lại?
Lao động – Tiền lương – Người có công

Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi do làm công việc độc hại
Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Đất đã chuyển mục đích sử dụng có được tách thửa?
Bảo hiểm – Trợ cấp xã hội

Phẫu thuật thay khớp háng được bảo hiểm chi trả thế nào?
Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Có chứng chỉ thiết kế có được tham gia thẩm tra thiết kế?
Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Các hình thức mua sắm tài sản công
Khoản 2 Điều 5 Luật Đầu tư công về đối tượng đầu tư công có quy định: “Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội”.
Điểm b Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công quy định về phân loại dự án đầu tư công.
Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Tôi nghiên cứu các quy định nêu trên và nhận thấy, về nguyên tắc, việc mua sắm tài sản phục vụ cơ quan Nhà nước (thiết bị, phương tiện theo định mức, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn,...) có thể thực hiện theo 2 hình thức mua sắm thường xuyên và lập dự án đầu tư công. Tuy nhiên, quy trình, thủ tục và trình tự thực hiện theo hai hình thức này rất khác nhau. Xin hỏi, vậy việc mua sắm tài sản phục vụ cơ quan Nhà nước (thiết bị, phương tiện theo định mức, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn,..) khi nào nên thực hiện theo hình thức mua sắm thường xuyên và khi nào nên thực hiện theo hình thức lập dự án đầu tư công? Đặc biệt là khi sử dụng “nguồn vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập” (loại nguồn vốn có quy định cả trong Luật Đầu tư công và Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính).
Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Quy định về hợp đồng thầu phụ với dự án vốn nước ngoài
Lao động – Tiền lương – Người có công

Chuyển lĩnh lương hưu từ trực tiếp sang thẻ ATM thế nào?
Bảo hiểm – Trợ cấp xã hội

Không để người bệnh BHYT phải tự mua thuốc điều trị
Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Căn cứ xác định hành vi thông thầu
Đơn vị của tôi là bên mời thầu. Trong quá trình xem xét, đánh giá E-HSDT, đơn vị tôi gặp tình huống như sau:
Một gói thầu xây lắp có 2 nhà thầu tham dự: Công ty A, công ty B.
- Phương pháp đánh giá E-HSDT:
Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm: Sử dụng tiêu chí đạt/không đạt;
Đánh giá về kỹ thuật: Sử dụng tiêu chí đạt/không đạt;
Đánh giá về giá: Sử dụng phương pháp giá thấp nhất.
- Quy trình đánh giá: Áp dụng quy trình 01 theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017:
Bước 1: Đánh giá tính hợp lệ của E-HSDT; Bước 2: Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; Bước 3: Đánh giá về kỹ thuật; Bước 4: Xếp hạng nhà thầu.
- E-HSDT của các nhà thầu: Công ty A, công ty B đều đạt về năng lực, kinh nghiệm và kỹ thuật. Công ty B có giá dự thầu thấp hơn công ty A. Tuy nhiên, bản vẽ biện pháp tổ chức thi công phần khung tên của công ty B ghi người thực hiện là 2 nhân sự (X, Y) trong đề xuất dự thầu của công ty B, nhưng phần ghi tên công ty thì bản vẽ ghi tên công ty A chứ không phải công ty B.
Qua tìm hiểu được biết, công ty A và công ty B có mâu thuẫn với nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Với tình huống nêu trên, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn việc đánh giá E-HSDT của nhà thầu. Công ty nêu trên có vi phạm pháp luật về đấu thầu theo Điểm b Khoản 3 Điều 89 Luật Đấu thầu hay không?

Câu hỏi xem nhiều nhất
Viên chức có được tuyển vào vị trí công chức cấp xã mới?
Quy định nâng lương trước hạn sau khi sáp nhập đơn vị hành chính
Hạn mức giao đất ở khi cấp sổ đỏ
Bộ NN&MT phản hồi đề xuất bỏ quy định khảo nghiệm phân bón
Xác định thời điểm thôi hưởng phụ cấp công vụ
Ghi tên nghề, công việc nặng nhọc, độc hại thế nào là đúng?
Tìm kiếm