Nguyễn Đình Tuân -
07:40 30/11/2020
Chi phí hằng năm để nhập khẩu dược phẩm, thiết bị y tế đang gây áp lực lên ngân sách và túi tiền bệnh nhân. Đồng thời với việc độc quyền, giá biệt dược gốc luôn quá cao, tạo gánh nặng cho bệnh nhân. Tôi cho rằng, hoàn toàn có thể giảm gánh nặng giá thuốc thông qua giải pháp đấu thầu.
Tuy nhiên, một số thuốc không có thuốc generic cạnh tranh nên giá vẫn còn quá cao. Điểm nghẽn là visa - giấy phép nhập khẩu. Hiện nay trung bình mất 2 năm để có 1 visa dược phẩm, năm 2020 càng khó khăn hơn khi từ đầu năm đến nay chỉ cấp 1 đợt visa.
Từ phân tích trên, Tôi đề nghị Chính phủ và Cục Quản lý Dược đơn giản hóa quy trình cấp visa dược phẩm, sinh phẩm (ví dụ: Chỉ cần giấy phép lưu hành tại Ấn Độ, tại Nga, Hàn Quốc... là có thể cấp phép).
Đồng thời, tôi kiến nghị một số giải pháp như sau: Tiếp tục khống chế triệt để mức sử dụng 30% biệt dược tại bệnh viện, có thể giảm còn 10-20%. Bộ Y tế xem xét, giảm dữ liệu lâm sàng, ưu tiên nhanh chóng cấp phép lưu hành nhanh cho các thuốc generic đặc trị nhằm giảm chi phí điều trị. Nếu được, Nhà nước thành lập riêng 1 công ty dược quốc gia, chuyên trách tìm kiếm, đàm phán giá để nhập các thuốc và thiết bị y tế có giá thành cao, chi phí lớn từ các nhà cung cấp generic ở nước ngoài, đem về cung cấp trực tiếp cho các cơ sở y tế tại Việt Nam. Ưu tiên, có cơ chế giúp các công ty dược nội địa phát triển, tiến tới nghiên cứu thuốc mới.
Xem chi tiết