Gửi câu hỏi

Danh sách câu hỏi thuộc lĩnh vực:

Văn hóa – Xã hội

Văn hóa – Xã hội

Dương Quang Tiên
Dương Quang Tiên - 08:01 27/03/2019

Cách đánh giá xếp loại học sinh khi chuyển trường

Em tôi đang học ở một trường THCS tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Vừa qua, gia đình chuyển về huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi sinh sống nên em tôi phải chuyển trường. Tuy nhiên quá trình chuyển trường gặp vướng mắc do cách đánh giá xếp loại của hai chương trình học không giống nhau, là chương trình học đại trà và chương trình học Vnen. Tôi có tham khảo Văn bản số 4669/BGDĐT-GDTrH, 1392/BGDĐT-GDTrH, trong đó có hướng dẫn chuyển trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nói rõ vẫn chuyển được học sinh từ trường có chương trình dạy học đại trà sang trường có chương trình học Vnen. Tuy nhiên Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ nói được chuyển trường trong trường hợp trên nhưng không nói rõ về cách đánh giá xếp loại khi chuyển trường. Tôi xin hỏi, khi tổng kết năm học, đánh giá xếp loại cả năm được tính như thế nào? Môn khoa học tự nhiên được tính điểm như thế nào?

Xem chi tiết

Văn hóa – Xã hội

Nguyễn Quang Minh
Nguyễn Quang Minh - 09:06 25/03/2019

Học sinh khuyết tật có được miễn thi tốt nghiệp THPT?

Con tôi đang học lớp 12, năm nay thi tốt nghiệp nhưng lại bị khuyết tật mắt phải, có giấy xác nhận của địa phương. Tôi xin hỏi, con tôi thuộc loại khuyết tật nhẹ thì có được miễn thi và được xét tốt nghiệp THPT không? Chế độ ưu tiên với học sinh khuyết tật khi thi THPT như thế nào?
Xem chi tiết

Văn hóa – Xã hội

Phan Minh Đức
Phan Minh Đức - 09:01 22/03/2019

Thẩm quyền điều chỉnh thông tin bằng tốt nghiệp và học bạ THPT

Lúc đang học THPT tôi lấy họ Phạm nhưng sau khi học xong THPT, tôi thay đổi thành họ Phan do chỉnh sửa thông tin cho trùng khớp với ông nội (họ Phạm là trước kia do UBND cấp xã ghi sai) và tôi đã có CMND, Giấy khai sinh, quyết định thay đổi họ từ Phạm sang họ Phan. Vậy xin hỏi bây giờ tôi muốn thay đổi bằng tốt nghiệp THPT và học bạ theo đúng khai sinh và CMND hiện tại thì các bước thực hiện như thế nào?

Xem chi tiết

Văn hóa – Xã hội

Hoàng Khắc Cương
Hoàng Khắc Cương - 08:07 22/03/2019

Trường Chính trị tỉnh trả lương thêm giờ theo quy định nào?

Tôi làm ở Trường Chính trị tỉnh Long An. Để thanh toán tiền làm thêm giờ cho người lao động, Nhà trường vận dụng Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT, quy đổi 1 giờ chuẩn = 3,33 giờ hành chính. Tôi xin hỏi, có được quy từ giờ hành chính ra giờ chuẩn không? Hiện Trường tôi thực hiện tách riêng giờ chuẩn và giờ hành chính (làm vào thứ 7, Chủ nhật). Cụ thể, năm 2018, tôi thực hiện được 420 giờ chuẩn và 150 giờ làm thứ 7, Chủ nhật. Sau khi trừ định mức là 280 giờ thì Nhà trường thanh toán cho tôi 140 giờ vượt theo Thông tư số 07/2013/TT-BGDĐT và 60 giờ theo Thông tư 08/2005/TT-BGDĐT (2 đơn giá khác nhau, vượt giờ là 126.000 đồng/giờ; làm thêm giờ là 40.000 đồng/giờ). Hiện tôi muốn quy đổi từ 150 giờ hành chính sang giờ chuẩn để được thanh toán 1 loại là vượt giờ có được không? Vì sau khi thanh toán xong tôi vẫn còn thừa 90 giờ làm vào thứ 7, Chủ nhật. Trong khi nếu quy đổi được thì tôi sẽ nhận được số tiền nhiều hơn và không lãng phí giờ hành chính vì Trường tôi quy định dù thanh toán vượt giờ hay làm thêm giờ cũng chỉ được 200 giờ/năm.
Xem chi tiết

Văn hóa – Xã hội

Trần Duy Tùng
Trần Duy Tùng - 07:51 21/03/2019

Điều kiện dự thi thăng hạng đối với giáo viên THCS

Tôi là giáo viên THCS hạng II. Tháng 9/2016, tôi có quyết định chuyển từ mã ngạch 15a201 sang mã ngạch V.07.04.11. Tháng 5/2018, tôi nộp hồ sơ thi lên giáo viên THCS hạng I và bị trả lại do thiếu chứng chỉ tiếng Anh bậc 3 (B1). Cuối năm 2018, tôi đã hoàn thành khóa học và nhận Giấy chứng nhận chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I và chuẩn bị đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của giáo viên THCS hạng I theo Điều 4 của Thông tư 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV. Năm 2019, tôi đăng ký nhu cầu dự thi thăng hạng về Sở Giáo dục và Đào tạo theo tinh thần Công văn số 1678/NGCBQLGD-CSNGNB ngày 24/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Qua tham khảo, tôi được biết năm 2019 nộp hồ sơ dự thi thăng hạng I là phải có đầy đủ tiêu chuẩn của giáo viên THCS hạng II, tức là phải có Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II. Tuy nhiên, tôi chưa tham gia khóa học này và chưa có Giấy chứng nhận. Tôi xin hỏi, trong năm 2019 khi nộp hồ sơ giáo viên THCS hạng I thì có cần phải chuẩn bị Giấy chứng nhận đã bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II hay không?
Xem chi tiết

Văn hóa – Xã hội

Nguyễn Thị Uyên Nhi
Nguyễn Thị Uyên Nhi - 09:06 20/03/2019

Quyết định tuyển dụng có cần ghi thời gian hưởng phụ cấp thâm niên?

Tôi là giáo viên, ký hợp đồng không xác định thời hạn và đóng BHXH bắt buộc tại trường THPT tư thục từ tháng 5/2005-5/2018. Tháng 6/2018, tôi thi đỗ viên chức, được Sở Giáo dục và Đào tạo bố trí giảng dạy tại trường THPT Thừa Lưu đến nay. Trong quyết định tuyển dụng và hợp đồng làm việc chỉ ghi hưởng lương theo hệ số 2,67, mã số V.07.05.15 nhưng không ghi tôi được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Tôi xin hỏi, theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP thì tôi đã đủ điều kiện để hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo chưa? Thời điểm nào tôi bắt đầu được hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và cách tính phụ cấp thâm niên đối với trường hợp của tôi như thế nào?
Xem chi tiết

Văn hóa – Xã hội

Phạm Thị Chi
Phạm Thị Chi - 08:02 20/03/2019

Số giờ dạy thêm không quá 200 giờ dạy/năm?

Tôi là giáo viên tiểu học, giáo viên đa môn, được phân công giảng dạy và làm tổ trưởng nên số tiết dư giờ của tôi là 221 tiết/năm. Khi tính tiền thừa giờ, kế toán nhà trường cho biết do tôi dạy quá số tiết quy định (200 tiết/năm) nên đã cắt đi 21 tiết của tôi. Xin hỏi, kế toán nhà trường thực hiện có đúng không?
Xem chi tiết

Văn hóa – Xã hội

Hoàng Văn Hậu
Hoàng Văn Hậu - 08:13 11/03/2019

Điều kiện đăng ký KCB tại phòng khám cán bộ

Tôi công tác tại Quân khu 5. Tháng 1/2016, được phong hàm Thượng tá và tháng 3/2016 nghỉ hưu tại xã Kim Đường, huyện Ứng Hoà, TP. Hà Nội. Vậy, tôi có được đăng ký khám chữa bệnh tại phòng khám cho cán bộ thuộc diện Thành uỷ quản lý không? Nếu được thì cần làm những thủ tục gì? Nộp ở đâu?
Xem chi tiết

Văn hóa – Xã hội

Kim Oanh
Kim Oanh - 08:12 07/03/2019

Có được chuyển viện khi sinh con không?

Tôi đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Nếu tôi muốn đăng ký sinh con theo chế độ BHYT tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội thì có được chuyển viện không? Thủ tục xin giấy chuyển viện như thế nào?
Xem chi tiết

Văn hóa – Xã hội

Nguyễn Long Thăng
Nguyễn Long Thăng - 11:19 10/02/2019

Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ y tế

Tôi là bác sỹ hiện công tác tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Yên Bái, năm 2019, tôi được phân công làm nhiệm vụ khám kiểm tra lại bệnh nhân tâm thần và động kinh đang uống thuốc duy trì tại các xã trong tỉnh. Xin hỏi phụ cấp ưu đãi nghề đối với công việc trên được tính như thế nào?
Xem chi tiết

Văn hóa – Xã hội

Đỗ Viết Phúc
Đỗ Viết Phúc - 07:48 22/01/2019

Trường nào đủ điều kiện tổ chức thi đánh giá ngoại ngữ?

Ngày 27/8/2018, Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 1944/QLCL-QLVBCC về việc công nhận chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ để trả lời Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, tại Mục 3, Cục Quản lý chất lượng trả lời, hiện tại Bộ chưa giao cho đơn vị nào thực hiện tổ chức thi, cấp chứng chỉ khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, 10 đơn vị được giới thiệu để tổ chức rà soát năng lực của giáo viên tiếng Anh và chỉ được cấp giấy chứng nhận và đối tượng ở đây là giáo viên dạy tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường thuộc quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh) theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam như: Trường Đại học sư  phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học sư phạm Hà Nội... và hiện nay lượng cán bộ, công chức, viên chức các địa phương hiện tham gia thi chứng chỉ ngoại ngữ A2 và B1 để bổ sung hồ sơ và để miễn ngoại ngữ trong đào tạo sau đại học.

Tôi xin hỏi, các đơn vị như trên tự tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam khi chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép như vậy có vi phạm vào quy định quản lý văn bằng chứng chỉ của Bộ không, và Bộ có cấp phôi chứng chỉ cho các đơn vị này không? Nếu vi phạm thì hướng xử lý của Bộ như thế nào?

Các thí sinh thi và các trường dùng chứng chỉ bậc 3 khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam phục vụ cho việc miễn ngoại ngữ của đào tạo sau đại học thì xử lý ra sao, các chứng chỉ này có được chấp nhận hay không?

Hiện tại cán bộ công chức, viên chức các cơ quan Nhà nước tham gia thi và có chứng chỉ bậc 1 (A2) theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam đã được các trường như Sư phạm Hà Nội và Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Vinh, Huế, Đà Nẵng... cấp thì có được công nhận không trong khi các đơn vị này chưa được Bộ giao nhiệm vụ đào tạo và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam?

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản hướng dẫn cụ thể đến các địa phương được biết và kèm theo đó là danh sách các trường được giao nhiệm vụ đào tạo cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ để các địa phương và người lao động được biết và có hướng xử lý với các trường hợp đã thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Xem chi tiết
Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top