Gửi câu hỏi

Danh sách câu hỏi thuộc lĩnh vực:

Giao thông - Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Giao thông - Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Đinh Bá Quảng
Đinh Bá Quảng - 10:05 13/02/2025

Các nguyên tắc, điều kiện tách, hợp thửa đất

Gia đình em gái tôi nhận chuyển nhượng một phần thửa đất của người khác và chịu trách nhiệm làm hồ sơ, chi phí chuyển nhượng. Những thủ tục liên quan đã hoàn tất, riêng phần hợp và tách thửa đang bị ách tắc vì lý do hai thửa đất có cùng mục đích sử dụng nhưng khác nhau về thời hạn sử dụng: một thửa có thời hạn sử dụng đến năm 2064 do mới được cấp bổ sung; một thửa có thời hạn sử dụng đến năm 2043, thửa này mới được đổi cấp lại do thay đổi từ sổ mang tên hộ gia đình sang sổ mang tên ông bà. Tôi xin hỏi,việc hợp và tách thửa cần thực hiện như thế nào?
Xem chi tiết

Giao thông - Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Phạm Quang Huy
Phạm Quang Huy - 09:59 12/02/2025

Đất tách thửa, hợp thửa, thể hiện lối đi thế nào?

Điều 220 Luật Đất đai 2024 quy định tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi. Tôi xin hỏi, hiện nay đã có quy định cụ thể cách thể hiện lối đi trên sơ đồ thửa đất và trên Giấy chứng nhận hay chưa?
Xem chi tiết

Giao thông - Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Tấn Thanh
Tấn Thanh - 07:05 11/02/2025

Căn cứ xác định loại đất khi áp giá bồi thường

Sổ đỏ của nhà tôi ghi mục đích sử dụng đất là NTD (đất làm nghĩa trang, nghĩa địa...). Tôi xin hỏi, khi Nhà nước thu hồi đất sẽ căn cứ quy định nào để xác định đất NTD là đất nông nghiệp hay đất phi nông nghiệp để áp giá đền bù?
Xem chi tiết

Giao thông - Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Nguyễn Phương
Nguyễn Phương - 16:37 10/02/2025

Quy định về thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất để làm dự án nhà ở

Công ty tôi kinh doanh bất động sản. Tại Điều 127 Luật Đất đai có quy định, đối với trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại thì chỉ được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở. Tuy nhiên trong thực tế có rất ít các thửa đất thỏa mãn 100% đất ở, mà thường xen lẫn các loại đất khác, điển hình nhất là trường hợp thửa đất có 2 phần đất: 1 phần diện tích chủ yếu là thổ cư và 1 phần nhỏ diện tích nằm trong chỉ giới mở đường quy hoạch nên được cấp chứng nhận là đất nông nghiệp. Ví dụ: 1 thửa đất rộng 5.000 m2 đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó mục đích sử dụng đất ở là 4.500 m2, phù hợp quy hoạch đất ở và 500 m2 mục đích sử dụng là đất trồng cây lâu năm, phù hợp quy hoạch mở đường. Tôi xin hỏi, nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại chỉ được thỏa thuận nhận quyền sử dụng của 4.500 m2 đất ở hay cả 5.000 m2 đất nêu trên? Trong trường hợp chỉ được nhận thỏa thuận của 4.500 m2 đất ở thì với 500 m2 đất nông nghiệp phải xử lý thế nào? Vì không thể tách thửa đất 5.000 m2 thành 2 thửa riêng biệt 4.500 m2 và 500 m2 do thửa 4.500 m2 sẽ bị thửa 500 m2 chắn mất lối ra vào.
Xem chi tiết

Giao thông - Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Đồng Văn Phấn
Đồng Văn Phấn - 07:05 10/02/2025

Có cấp Giấy chứng nhận cho đất sử dụng sai mục đích?

Ngày 17/2/2016, gia đình tôi nhận chuyển nhượng 226,8 m2 đất trồng cây hằng năm, thời hạn sử dụng đến ngày 1/5/2017. Sau khi nhận chuyển nhượng, gia đình đã xây nhà và ở ổn định trên thửa đất đó đến nay. Thửa đất trong quy hoạch của huyện là đất ở tại nông thôn, không có tranh chấp, quyền sử dụng thửa đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Thời điểm gia đình tôi nhận chuyển nhượng vẫn trong thời hạn sử dụng đất và quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. Đất của gia đình không thuộc bất kỳ trường hợp nào được quy định tại Điều 151 Luật Đất đai 2024. Kể từ khi nhận chuyển nhượng đến nay, gia đình tôi chưa thực hiện đăng ký đất đai cho thửa đất này. Hồ sơ hiện có: Giấy chuyển nhượng viết tay có chữ ký của 2 bên và người làm chứng ghi nhận ngày 17/02/2016; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc) được UBND huyện cấp ngày 01/5/1997; Căn cước công dân (bản sao công chứng); Sơ đồ hiện trạng thửa đất số 688, tờ bản đồ số 04. Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn chi tiết thủ tục hành chính cần thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành để đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất nêu trên.
Xem chi tiết

Giao thông - Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Mai Thành Tâm
Mai Thành Tâm - 09:05 07/02/2025

Địa phương không quy định thêm điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất

Hiến pháp năm 2013 có quy định rõ các quyền của công dân Việt Nam, trong đó có quyền có nơi ở hợp pháp, quyền sở hữu về nhà ở. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều hộ gia đình chỉ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Những hộ dân không có đất ở phải xây nhà trên đất nông nghiệp, như vậy là vi phạm Luật Đất đai vì sử dụng đất không đúng mục đích (chưa có được nơi ở hợp pháp). Để có được nơi ở hợp pháp, người dân phải làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, nhưng Khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024 lại quy định: "Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt". Như vậy, nếu như hộ gia đình ở khu vực mà quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt không được chuyển mục đích từ đất nông nghiệp lên đất ở thì vĩnh viễn người dân không được quyền sử dụng đất ở hay nói khác hơn là không được quyền có nơi ở hợp pháp, không được quyền sở hữu nhà ở hợp pháp như Hiến pháp đã quy định. Tôi xin hỏi, nếu chính quyền địa phương vận dụng Khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024 không cho phép hộ gia đình chưa từng sở hữu đất ở chuyển đổi một phần thửa đất nông nghiệp đang ở sang đất ở thì có vi phạm quyền sở hữu nơi ở, nhà ở hợp pháp của công dân được quy định trong Hiến pháp 2013 hay không?
Xem chi tiết

Giao thông - Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Công ty TNHH Khảo sát và đo đạc lập bản đồ quy hoạch
Công ty TNHH Khảo sát và đo đạc lập bản đồ quy hoạch - 16:00 06/02/2025

Thẩm quyền ban hành danh mục đo đạc và bản đồ cần nộp lưu trữ

Khoản 5 Điều 18 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP quy định về lưu trữ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ như sau: "Danh mục thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên ngành giao nộp để lưu trữ tại cơ quan, tổ chức lưu trữ thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định". Hiện nay Bộ Tài nguyên Môi trường cũng không có văn bản, Thông tư hướng dẫn cụ thể, hay quy định pháp lý cụ thể, chi tiết để tổ chức thực hiện phê duyệt danh mục thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên ngành giao nộp để lưu trữ tại cơ quan, tổ chức lưu trữ. Không có quy định cụ thể, chi tiết về danh mục sản phẩm, tiêu chuẩn, tiêu chí và điều kiện nào của thông tin, dữ liệu, sản phẩm… quy trình giao nộp để lưu trữ, … mà chỉ viết chung là danh mục thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên ngành để giao nộp để lưu trữ. Tuy nhiên các đoàn thanh tra định kỳ và đột xuất của Bộ Tài nguyên Môi trường và của Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam khi tổ chức tiến hành thanh tra chuyên ngành về hoạt động đo đạc, bản đồ tại các cơ quan, doanh nghiệp của địa phương và các bộ ban ngành khác lại luôn đưa ra kết luận thanh tra đã chỉ ra những tồn tại trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ như, chưa ban hành danh mục thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên ngành giao nộp để lưu trữ. Từ đó các đoàn thanh tra thiết lập hồ sơ để báo cáo để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ đối với các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp của địa phương và các bộ ban ngành khác. Từ bất cập trên, chúng tôi xin kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam xem xét thay thế, sửa đổi, bổ sung Luật Đo đạc và bản đồ, và các nghị định, thông tư liên quan đối với các nội dung bất cập nêu trên cụ thể như: - Ban hành chi tiết danh mục thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên ngành giao nộp để lưu trữ, và hướng dẫn cụ thể về quy trình, cách thức thực hiện, nội dung chi tiết về số lượng, định dạng, chất lượng,… thông tin, dữ liệu, sản phẩm,… để ban danh mục thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên ngành giao nộp để lưu trữ. Ban hành chi tiết: (1) Tiêu chuẩn và điều kiện của "tổ chức chuyên môn kỹ thuật" của chủ đầu tư để thực hiện kiểm tra chất lượng đúng quy định của pháp luật; (2) việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi chủ đầu tư không có tổ chức chuyên môn kỹ thuật, không thuê được đơn vị tư vấn kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 24/2018/TT-BTNMT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ quy định về kiểm tra chất lượng sản phẩm cấp chủ đầu tư có nội dung: "… chủ đầu tư sử dụng tổ chức chuyên môn kỹ thuật của mình hoặc thuê tổ chức có năng lực kiểm tra để thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm cấp chủ đầu tư", tuy nhiên, không có văn bản hay hướng dẫn nào quy định lực lượng này có chuyên môn kỹ thuật về đo đạc và bản đồ theo tiêu chuẩn, tiêu chí và điều kiện như thế nào? Tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 24/2018/TT-BTNMT quy định: "Điều 11. Kiểm tra chất lượng sản phẩm cấp đơn vị thi công 1. Đơn vị thi công sử dụng tổ chức chuyên môn kỹ thuật hoặc giao trách nhiệm cho người phụ trách kỹ thuật để tự kiểm tra chất lượng đối với tất cả các hạng mục công việc, sản phẩm do mình thi công". Chúng tôi xin hỏi, tiêu chuẩn, điều kiện của "tổ chức chuyên môn kỹ thuật" để thực hiện kiểm tra cấp đơn vị thi công là thế nào? Tiêu chuẩn, điều kiện của "người phụ trách kỹ thuật" ngoài người phụ trách kỹ thuật đã đăng ký trong hồ sơ cấp giấy phép, trong trường hợp đơn vị thi công thực hiện nhiều dự án, các dự án ở các địa phương khác nhau có cùng giai đoạn thi công có được không? Về công tác giám sát, đơn vị giám sát, tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư số 24/2018/TT-BTNMT quy định: "3. Công tác giám sát trong quá trình triển khai các đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc và bản đồ phải được thực hiện kể từ khi bắt đầu triển khai cho đến khi nghiệm thu, bàn giao sản phẩm để đưa vào khai thác sử dụng đảm bảo chất lượng, hiệu quả". Tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 24/2018/TT-BTNMT quy định: "2. Trong quá trình giám sát, người trực tiếp giám sát phải tiến hành ghi Nhật ký giám sát thi công theo Mẫu số 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Kết thúc đợt giám sát, đơn vị thực hiện việc giám sát phải lập Biên bản giám sát thi công theo Mẫu số 2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này". Các nội dung nêu trên cũng không có văn bản hay hướng dẫn nào quy định lực lượng có chuyên môn kỹ thuật về đo đạc và bản đồ theo điều kiện, tiêu chuẩn của người giám sát, đơn vị giám sát của chủ đầu tư là như thế nào. Về thời gian, thời điểm báo cáo khi có sự thay đổi người phụ trách kỹ thuật hoặc khi có sự thay đổi địa chỉ trụ sở chính, tại Điều 9 Nghị định số 18/2020/NĐ-CP ngày 11/02/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, quy định: "Điều 9. Vi phạm quy định báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có sự thay đổi người phụ trách kỹ thuật hoặc khi có sự thay đổi địa chỉ trụ sở chính". Tuy nhiên, quy định tại Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ; được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 136/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021; Thông tư số 46/2015/TT-BTNMT ngày 30/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồ, đều không quy định rõ thời gian, thời điểm đơn vị được cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ phải báo khi có sự thay đổi người phụ trách kỹ thuật hoặc khi có sự thay đổi địa chỉ trụ sở chính.
Xem chi tiết

Giao thông - Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Phạm Văn Đạt
Phạm Văn Đạt - 14:48 06/02/2025

Làm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cần chuyên môn nào?

Tôi công tác tại Ban Quản lý dự án của huyện đã được 10 năm. Năm 2019, tôi tham gia thi sát hạch và được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (lĩnh vực hành nghề quản lý dự án hạng II). Vừa qua, tôi tham gia thi sát hạch pháp luật về xây dựng để gia hạn chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (lĩnh vực hành nghề quản lý dự án công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật; lĩnh vực hành nghề quản lý dự án công trình giao thông; lĩnh vực hành nghề quản lý dự án công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn), kết quả sát đều đạt điểm tối đa cả 3 lĩnh vực. Tuy nhiên, khi hoàn thiện, nộp hồ sơ thì hội đồng thẩm định đánh giá tôi không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề, do tôi tốt nghiệp ngành kinh tế quản trị kinh doanh. Mặc dù thành phần hồ sơ của tôi nộp đầy đủ, đúng theo quy định. Theo quy định về văn băng thì văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp; trường hợp trên văn bằng không ghi chuyên ngành đào tạo thì phải nộp kèm bảng điểm để làm cơ sở kiểm tra, đánh giá. Tôi có nộp theo bảng điểm, vì trong quá trình học tôi cũng có được học một số môn học, chuyên đề về xây dựng. Xin hỏi, việc tôi không được xét cấp gia hạn chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (lĩnh vực hành nghề quản lý dự án) có đúng không? Đồng thời, tôi xin đề nghị các cơ quan tham mưu xây dựng chỉnh sửa, bổ sung quy định về cấp chứng chỉ hành nghề, để tạo điều kiện cho những cá nhân như tôi tốt nghiệp ngành kinh tế cũng được tham gia hoạt động xây dựng lĩnh vực quản lý dự án.
Xem chi tiết

Giao thông - Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Hồ Thiện Phước
Hồ Thiện Phước - 16:56 05/02/2025

Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư mở rộng

Công ty tôi đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chưa có giấy phép môi trường. Công ty dự định nâng quy mô, công suất, theo quy định, công ty sẽ xét theo dự án đầu tư mở rộng. Tuy nhiên, xét theo tiêu chí về đầu tư công thì dự án đầu tư mở rộng của công ty tôi thuộc nhóm C là thẩm quyền UBND cấp huyện. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 và Điểm c Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường thì dự án đầu tư đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cấp tỉnh. Tôi xin hỏi, trường hợp của công ty tôi thì thẩm quyền cấp phép là cấp tỉnh hay cấp huyện?
Xem chi tiết

Giao thông - Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Nguyễn Thị Gấp
Nguyễn Thị Gấp - 14:05 04/02/2025

Có được cấp đổi Giấy chứng nhận theo hiện trạng sử dụng đất?

Gia đình tôi có thửa đất được cấp bìa năm 2011, trong đó mục đích sử dụng đất là đất ở tại đô thị 64,6 m2, đất trồng cây lâu năm 22,9 m2. Thửa đất này gia đình tôi đã quản lý và sử dụng từ tháng 9/1993. Phần đất trồng cây lâu năm gia đình sử dụng làm sân, cổng, trồng cây lấy bóng mát từ năm 1993 đến giờ và đóng thuế đất phi nông nghiệp từ khi có Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đến bây giờ. Xin hỏi, thửa đất của gia đình tôi có thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP hay không (loại đất được xác định theo hiện trạng sử dụng)? Nếu thuộc trường hợp này thì thủ tục cấp đổi bìa như thế nào?
Xem chi tiết

Giao thông - Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Thanh Phúc
Thanh Phúc - 08:25 04/02/2025

Thời hạn chuyển tiếp thực hiện dự án có sử dụng đất trồng lúa

Đơn vị tôi đang triển khai dự án công trình giao thông, có thu hồi đất lúa, đã có Nghị quyết của HĐND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất vào tháng 7/2022. Theo Điểm a Khoản 1 Điều 112 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, đối với diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng đã có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/8/2024 hoặc Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh thông qua để sử dụng vào mục đích khác nhưng chưa có quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án thì được chuyển sang thực hiện trong các năm tiếp theo nhưng không được quá thời hạn 3 năm và không phải làm lại thủ tục trình HĐND cấp tỉnh thông qua theo quy định tại Khoản 1 Điều 122 Luật Đất đai nếu tiếp tục thực hiện dự án. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải đáp 2 nội dung sau: (1) Đối với trường hợp đã có Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh thông qua để sử dụng vào mục đích khác trước ngày 1/8/2024 nhưng chưa có quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án, chuyển sang thực hiện trong các năm tiếp theo nhưng không được quá thời hạn 3 năm được tính kể từ ngày 1/8/2024 hay được tính kể từ ngày Nghị quyết HĐND cấp tỉnh có hiệu lực? (2) Đối với trường hợp đã có Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh thông qua để sử dụng vào mục đích khác trước ngày 1/8/2024 đã có quyết định thu hồi đất nhưng chưa đầy đủ (ví dụ đã có quyết định thu hồi 60 thửa đất/100 thửa đất) thì có được áp dụng Điểm b Khoản 1 Điều 112 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP hay không hoặc theo quy định nào?
Xem chi tiết
Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top