Gửi câu hỏi

Danh sách câu hỏi thuộc lĩnh vực:

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Ngô Ngọc Tân
Ngô Ngọc Tân - 08:27 30/05/2025

Thẩm quyền xây dựng khung giá rừng

Tại khoản 4 Điều 90 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định khung giá rừng trên địa bàn quản lý". Tại Điều 91 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định các trường hợp định giá rừng: "1. Trường hợp Nhà nước giao rừng, tổ chức đấu giá quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng; tính giá trị rừng khi thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng. 2. Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị vốn góp; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước. 3. Trường hợp xác định giá trị phải bồi thường khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với rừng; thiệt hại do thiên tai, cháy rừng và các thiệt hại khác đối với rừng; xác định giá trị rừng phục vụ giải quyết tranh chấp liên quan tới rừng. 4. Trường hợp xác định thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng. 5. Trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền". Ngày 15/12/2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 20/2023/TT-BNNPTNT quy định phương pháp định giá rừng; hướng dẫn định khung giá rừng (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và bãi bỏ Thông tư số 32/TT-BNNPTNT), theo đó: Tại Điều 1 Thông tư số 20/2023/TT-BNNPTNT quy định phạm vi điều chỉnh: "Thông tư này quy định phương pháp định giá rừng; hướng dẫn định khung giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân". Tại Điều 2 Thông tư số 20/2023/TT-BNNPTNT quy định đối tượng áp dụng: "1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến định giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân. 2. Khuyến khích áp dụng phương pháp định giá rừng quy định tại Thông tư này để định giá rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Lâm nghiệp". Căn cứ các quy định nêu trên thì tôi hiểu, trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đối với những diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân (Nhà nước là đại diện chủ sở hữu) phải xây dựng khung giá rừng để phục vụ cho công tác quản lý. Xin hỏi, như vậy, đối tượng là rừng trồng thuộc sở hữu của người dân theo khoản 2 Điều 7 Luật Lâm nghiệp thì UBND cấp tỉnh có được phép xây dựng khung giá rừng để phục vụ công tác quản lý của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh hay không? Và nếu được xây dựng khung giá rừng (đối tượng rừng trồng thuộc sở hữu của người dân) thì xây dựng trong những trường hợp nào theo quy định tại Điều 91 Luật Lâm nghiệp? Và khi xây dựng khung giá rừng trên địa bàn cấp tỉnh thì áp dụng định mức ở những quy định nào? Về xây dựng khung giá rừng theo đơn vị hành chính cấp huyện, tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 20/2023/TT-BNNPTNT quy định: "Định khung giá rừng căn cứ vào nhu cầu của địa phương trong quản lý rừng và kết quả định giá rừng; khung giá rừng tính theo đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương, được tổng hợp cho toàn tỉnh". Như vậy khung giá rừng được xây dựng theo đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương và được tổng hợp cho toàn tỉnh. Tuy nhiên, theo chủ trương ngày 28/02/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo chính quyền 02 cấp (xoá cấp huyện). Tôi xin hỏi, việc xây dựng khung giá rừng trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Thông tư số 20/2023/TT-BNNPTNT có còn phù hợp hay không?
Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Trần Việt Anh
Trần Việt Anh - 07:05 29/05/2025

Thời hiệu xử phạt hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp

Năm 1988, gia đình tôi được giao đất nông nghiệp, bố tôi sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp (nuôi cá). Năm 2000, gia đình xây nhà, ở ổn định từ đó đến nay, không tranh chấp, chưa có biên bản xử lý vi phạm hành chính (chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trước ngày 1/8/2024). Gia đình tôi làm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Ngày 31/3/2025, chính quyền địa phương lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 123/2024/NĐ-CP. Theo tôi được biết, khoản 4 Điều 3 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP có quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 mà chưa có văn bản xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành thì không xử lý theo quy định tại Nghị định này. Tôi xin hỏi, việc xử phạt vi phạm hành chính trên của chính quyền địa phương có đúng theo quy định của Nghị định số 123/2024/NĐ-CP không?
Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Trần Xuân Dũng
Trần Xuân Dũng - 09:05 28/05/2025

Đất dự án không sử dụng hết có bị thu hồi?

Công ty tôi thuê 3,2 ha đất tại một khu công nghiệp ở Vĩnh Long để thực hiện dự án nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong đó quy định thời gian triển khai dự án là từ tháng 12/2018 và đưa dự án vào sản xuất kinh doanh từ tháng 4/2019. Công ty đã triển khai dự án và đưa nhà máy vào hoạt động vào tháng 4/2019 theo đúng nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp. Tổng diện tích đất công ty đã sử dụng để xây dựng nhà máy khoảng 2,2 ha, theo đúng các giấy phép được cấp. Hợp đồng thuê lại đất giữa công ty và chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp không quy định tiến độ sử dụng đất. Xin hỏi, công ty tôi có bắt buộc phải triển khai xây dựng thêm đối với phần diện tích 1 ha còn lại hay không? Trường hợp công ty chưa có kế hoạch xây dựng thêm đối với phần diện tích 1 ha còn lại đó thì có thuộc đối tượng bị thu hồi theo quy định tại khoản 5 Điều 93 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP không?
Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Dương Văn Chuẩn
Dương Văn Chuẩn - 07:05 28/05/2025

Hướng dẫn quy định nuôi dưỡng rừng tự nhiên

Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT và số 17/2022/TT-BNNPTNT về nuôi dưỡng rừng tự nhiên quy định số lần chặt nuôi dưỡng rừng là 01-03 lần, giữa hai lần chặt cách nhau 03-10 năm. Tôi xin hỏi, nếu đơn vị chỉ thực hiện 1 lần chặt, hồ sơ từ khi được phê duyệt đến quyết toán là 6 tháng thì có đúng quy định hay không?
Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Dương Đức Mỹ
Dương Đức Mỹ - 10:11 27/05/2025

Thẩm quyền xác nhận nguồn gốc lâm sản

Tôi có lâm sản cần bán mà phải có xác nhận kiểm lâm. Tuy nhiên, Hạt Kiểm lâm cho biết, cấp trên chưa cấp dấu do trong quá trình sáp nhập. Việc chậm xác nhận này gây ảnh hưởng đến các cá nhân, doanh nghiệp có lâm sản cần bán. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, sớm giải quyết việc xác nhận lâm sản theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT để tránh thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.
Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Nguyễn Đức Bình
Nguyễn Đức Bình - 10:09 27/05/2025

Căn cứ xác nhận cam kết thu nhập khi đăng ký mua nhà ở xã hội

Tôi là công chức, tổng thu nhập của cả 2 vợ chồng ông chưa đến 15 triệu đồng và có 2 con nhỏ (mức lương chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân). Trong quá trình công tác, tôi có tham gia cuộc thi của ngành và được thưởng 10 triệu đồng nên theo quy định phải nộp thuế thu nhập cá nhân (thuộc loại không thường xuyên). Do đó, khi tôi làm hồ sơ mua nhà ờ xã hội thì được trả lời là không đủ điều kiện vì thuộc diện đã phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo tôi được biết, chỉ trường hợp nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên mới thuộc diện không được mua. Tôi xin hỏi, trường hợp của tôi nộp thuế không thường xuyên thì có được mua nhà ở xã hội không?
Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Phạm Sơn Hà
Phạm Sơn Hà - 07:05 26/05/2025

Có phải nộp tiền sử dụng đất khi bán nhà ở xã hội?

Điều 89 Luật Nhà ở 2023 và Nghị định số 100/2024/NĐ-CP về phát triển nhà ở xã hội quy định miễn tiền sử dụng đất khi bán lại nhà sau thời gian 5 năm với nhà ở xã hội chung cư áp dụng từ ngày 1/8/2024. Tôi xin hỏi, vậy thời điểm tháng 12/2024 ông chuyển nhượng nhà ở xã hội thì có phải đóng tiền sử dụng đất hay không?
Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Trần Thị Hoa
Trần Thị Hoa - 11:24 24/05/2025

Thửa đất không lối vào có chuyển được thành đất ở?

Tôi có một thửa đất trồng cây hằng năm khác nằm trong khu dân cư hiện hữu, thuộc quy hoạch khu dân cư, giáp với thửa đất ở của tôi. Vì thửa đất nông nghiệp nằm xen kẹt trong các thửa khác không có lối đi vào nên tôi đã dành một phần đất của thửa đất ở để làm lối đi vào thửa đất trồng cây hằng năm khác. Nay tôi muốn chia đất cho các con sinh sống nên đã xin chuyển mục đích sử dụng thửa đất trồng cây hằng năm khác sang đất ở. Tuy nhiên, chính quyền địa phương trả lời, đất không có đường đi nên không chuyển được thành đất ở. Theo quy định tại khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024 thì hộ gia đình, cá nhân được phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư nếu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Tôi xin hỏi, đất của tôi có được chuyển mục đích sử dụng sang đất ở không?
Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Nguyễn Hải Đăng
Nguyễn Hải Đăng - 11:05 23/05/2025

Căn cứ tính và truy thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Công ty tôi có nhà máy điện phân chì kẽm nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Năm 2019, công ty được UBND tỉnh Bắc Kạn cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt với mục đích khai thác là cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhà máy; thời hạn 10 năm (01/9/2019-01/9/2029). UBND tỉnh cũng đã ban hành quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước của nhà máy, giá tính tiền cấp quyền là: 3.000 đồng/m3. Căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước là Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Giá tính tiền cấp quyền là giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng cho mục đích khác (làm mát, vệ sinh công nghiệp, xây dựng, dùng cho sản xuất, chế biến thủy sản, hải sản, nông sản,…) Ngày 30/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP, trong đó tại khoản 4 Điều 1 có quy định như sau: "c) Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, cưa cắt đá là giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên dùng cho khai khoáng;". Theo đó, giá tính tiền khai thác nước đối với nhà máy điện phân chì kẽm của công ty tôi là giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng cho mục đích khai khoáng (cao hơn khoảng 13 lần so với giá tính tiền tại quyết định phê duyệt trước đó của UBND tỉnh). Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị công ty lập hồ sơ điều chỉnh giấy phép khai thác sử dụng nước mặt được cấp từ năm 2019 và kê khai để tính lại tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Công ty đã lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép và được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác nước mặt điều chỉnh vào ngày 26/9/2024. Đồng thời, ngày 24/11/2024, UBND tỉnh cũng ban hành quyết định điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác nước của công ty. Giá tính tiền cấp quyền là: 40.000 đồng/m3. Căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước là Nghị định số 54/2024/NĐ-CP. Sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường lại tiếp tục đề nghị công ty lập và nộp hồ sơ truy thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với lượng nước khai thác, sử dụng theo giấy phép khai thác nước cấp từ năm 2019. Thời gian tính tiền truy thu từ khi Nghị định số 41/2021/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 15/5/2021) đến ngày UBND tỉnh ban hành giấy phép khai thác nước điều chỉnh ngày 26/9/2024. Tôi xin hỏi, nhà máy điện phân chì kẽm của công ty tôi có thuộc trường hợp bị truy thu tiền cấp quyền khai thác quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định số 54/2024/NĐ-CP hay không?
Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Nguyễn Anh Lâm
Nguyễn Anh Lâm - 09:37 22/05/2025

Khắc phục hậu quả khi sử dụng đất sai mục đích bằng cách nào?

Điều 8 đến Điều 12 Nghị định số 123/2024/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi sử dụng đất không đúng mục đích là: "Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai". Điều 139 Luật Đất đai giải quyết đối với những trường hợp có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/7/2014. Tôi xin hỏi, như vậy, trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích sau ngày 1/7/2014 nhưng vẫn đáp ứng được các điều kiện tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai thì có được thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 139 hay không? Hay vẫn phải khôi phục lại tình trạng ban đầu? Tại khoản 5 Điều 139 Luật Đất đai 2024 có hướng dẫn đối với trường hợp vi phạm pháp luật đất đai sau ngày 1/7/2014, tuy nhiên chỉ đề cập đến các hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 (sử dụng đất do lấn, chiếm) mà không đề cập đến hành vi tại khoản 3 (sử dụng đất không đúng mục đích nay phù hợp với quy hoạch). Theo tôi, đối với hành vi xảy ra sau ngày 1/7/2014 và từ ngày Nghị định số 123/2024/NĐ-CP có hiệu lực thì vẫn phải chịu chế tài bị xử phạt vi phạm hành chính (nếu còn thời hiệu), tuy nhiên về biện pháp khắc phục hậu quả thì áp dụng tương tự như quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai (nếu đủ điều kiện). Tham khảo Mục 4 Báo cáo số 149/BC-BTNMT ngày 18/6/2024 đánh giá tác động chính sách của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra những đánh giá và đề xuất chọn giải pháp không buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp đủ điều kiện cho phép chuyển mục đích, nhằm mục đích tránh gây khó khăn, lãng phí và tháo gỡ vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, Nghị định số 123/2024/NĐ-CP tạo ra cách hiểu không thống nhất, do vậy, tôi đề nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn quy định nêu trên.
Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Nguyễn Thảo
Nguyễn Thảo - 09:32 21/05/2025

Địa phương quy định điều kiện, diện tích tối thiểu được tách thửa

Tôi có 4.908 m2 đất chuyên trồng lúa nước (LUC) và muốn chuyển mục đích sử dụng toàn bộ diện tích trên sang đất trồng cây lâu năm (CLN). Khi tôi nộp hồ sơ, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ra thông báo từ chối giải quyết hồ sơ với lý do, hiện nay thửa đất của tôi có 521 m2 nằm trong lộ giới theo quy hoạch, phần diện tích này không được phép chuyển mục đích và không bảo đảm diện tích tối thiểu của thửa đất trồng lúa còn lại sau khi tách thửa (căn cứ điểm b khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai năm 2024). Như vậy, cho dù phần diện tích 4.387 m2 của tôi đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây lâu năm mà phần diện tích 521 m2 nằm trong quy hoạch không đủ diện tích tách thửa thì tôi vẫn không thể chuyển mục đích sử dụng đất. Xin hỏi, trong trường hợp của tôi, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ điểm b khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai năm 2024 để từ chối hồ sơ có hợp lý không? Tại sao không áp dụng tiêu chí diện tích tối thiểu riêng đối với phần diện tích có thể thực hiện chuyển mục đích mà lại áp dụng tiêu chí diện tích tối thiểu đối với cả phần diện tích còn lại không thể thực hiện chuyển mục đích dẫn đến hồ sơ của tôi không thể thực hiện?
Xem chi tiết
Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top